Nỗi đau một vùng biển

Một vùng biển nơi có những vịnh xanh hằng ngày đang chịu nỗi đau bởi hàng triệu tấn tro xỉ đe dọa, khai thác thủy sản tận diệt, nước thải sinh hoạt, bùn đất…

Nỗi đau một vùng biển
Bùn đất từ các dự án bất động sản ồ ạt chảy xuống vịnh Hạ Long ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU

Mấy ngày nay, những trận mưa lớn kéo theo bùn, đất đá từ các dự án bất động sản trên đồi cao tại phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long (Quảng Ninh) trút bùn xuống biển khiến nước vịnh Hạ Long chuyển màu từ xanh sang nâu. Những trận lũ bùn như xát muối vào vết thương của vùng biển này, vốn đã chịu nhiều nỗi đau từ hàng chục năm nay.

Một người bạn của tôi, đang công tác tại Hà Nội ngạc nhiên, thắc mắc không hiểu vì sao người ta lại dễ dàng để bùn đất đổ ồ át xuống bờ vịnh Hạ Long như thế.

Tôi cũng chỉ biết đáp lại rằng: "Chuyện nó là như vậy đấy! Ai cũng biết, chỉ một vài người cố tình không biết...".

Chỉ trong vòng 10 năm qua, Quảng Ninh trở thành trung tâm nhiệt điện của các nước khi có đến 7 nhà máy nhiệt điện than. Cũng dễ hiểu phần nào vì Quảng Ninh có một ngành công nghiệp than và đang trong giai đoạn khó khăn. Sự phát triển ồ ạt của các nhà máy nhiệt điện than ở Quảng Ninh thành ra “lợi bất cập hại”, khi phải giải quyết hàng triệu tấn tro xỉ mỗi năm. Những bãi tro xỉ đang ngày một đầy lên, nơi thì quá tải, nơi kêu cứu.

Hàng chục năm qua, người dân TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh) gánh chịu nỗi đau khi bị tới 4 nhà máy nhiệt điện, 1 nhà máy xi măng cùng hàng loạt các bãi thải mỏ sừng sững bủa vây. Bao nhiêu khói bụi, người dân đã lãnh đủ. Khu vực cửa Lục trên vịnh Hạ Long cũng đầy rẫy những cảng than, nhà máy nhiệt điện, xi măng, hàng loạt hệ thống cống thoát nước chĩa thẳng ra biển. Trong khi đó nguy cơ ô nhiễm môi trường biển ở Quảng Ninh, nhất là vùng di sản vịnh Hạ Long đang hiện hữu.

Đã có những lời cảnh báo được đưa ra, UNESCO đã nhiều lần khuyến nghị về vùng đệm vịnh Hạ Long môi trường cảnh quan đang bị tàn phá.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh, trong số hơn 300 loài cá, 450 động vật thân mềm thì trên vùng biển địa phương này có nhiều loài đã biến mất như: bào ngư 7 lỗ ở Cô Tô; tôm he; tôm hùm vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long; hải sâm; tôm mũ ni đỏ...

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cách đây 1 năm, tỉnh Quảng Ninh đã phát lệnh mở đợt cao điểm truy quét tàu cá sử dụng ngư cụ đánh bắt hải sản bằng phương pháp tận diệt: đánh mìn, kích điện, lồng bát quái... Chỉ sau 1 năm các lực lượng chức năng của địa phương này (Biên phòng, CSGT đường thủy, kiểm ngư...) đã thu giữ hàng nghìn bộ lồng bát quái, cùng hàng nghìn mét dây điện, bộ kích điện.

Xét cho cùng thì ngư dân cũng vừa đáng trách cũng vừa đáng thương. Họ cũng vì mưu sinh mà phải ra biển mò con tôm, con cá… Người ta tố cáo rằng những chiếc lồng bát quái, trông như chiếc hộp vuông ghép bằng lưới và kéo dài hàng trăm mét là một trong những dụng cụ tàn sát các loại tôm cá.

Thế còn bùn đất, vàng dầu nước thải đang ngày ngày chảy ra biển bởi các dự án bất động sản, nhà máy nhiệt điện… thì các cơ quan chức năng lại kết luận rằng không gây nguy hại cho vịnh Hạ Long và nằm trong ngưỡng cho phép(?).

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người dân sống ở Quảng Ninh.


Vào hồi 6 giờ 35 phút ngày 4-8, tại khu vực Chương Lửa thuộc vùng biển thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Đội tuần tra kiểm soát Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai, BĐBP Quảng Ninh đã phát hiện và bắt giữ 4 thuyền nan vỏ tre không biển kiểm soát, sử dụng phương tiện đánh bắt hải sản theo kiểu tận diệt.

Trên 4 phương tiện nói trên, ông Lê Văn Đạo (SN 1963), Lê Thị Ngoan (SN 1978), Lê Thị Hường (SN 1978) và Lê Thị Hường (SN 1983), đều trú tại thị xã Quảng Yên, đang sử dụng lồng bát quái để khai thác thủy sản trái phép. Qua kiểm tra ban đầu, trên 4 thuyền vỏ nan có 150 lồng bát quái.

Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã có quy định cấm đánh bắt, khai thác thủy sản trong vùng lõi vịnh Hạ Long, đặc biệt là xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp sử dụng ngư cụ trái phép để đánh bắt theo kiểu tận diệt, nhưng một số ngư dân vẫn cố tình vi phạm.

 Bài ảnh: Báo Biên Phòng

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 06/08/2018
Thu Giang
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 16:39 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 16:39 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 16:39 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 16:39 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:39 28/11/2024
Some text some message..