Nói không với thuốc ngoài danh mục cho phép

Thời gian qua, một số doanh nghiệp phàn nàn về việc người dân sử dụng nhiều loại thuốc ngoài danh mục cho phép trong nuôi tôm làm ảnh hưởng đến chất lượng con tôm và gây khó khăn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh thanh kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở, nhiều hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng đã nói "Không!" với việc sử dụng thuốc, chất kháng sinh ngoài danh mục cho phép ...

kiểm tra liên ngành
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh Sóc Trăng đang kiểm tra tại hộ ông Phan Văn Hùng, huyện Trần Đề.

"Tại sao không xử lý những người sản xuất, kinh doanh loại thuốc cấm dùng cho con tôm, mà lại cấm người nuôi sử dụng?!", ông Phan Văn Hùng ngụ ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng bức xúc đặt vấn đề với ngành chức năng của địa phương về việc sử dụng thuốc trong nuôi tôm. Ông Chánh nuôi tôm được hơn 20 năm. Vụ này, với 22 ao nuôi, ông thu hoạch khoảng 65 tấn tôm cỡ 60 - 62 con/kg, với giá bán bình quân 110.000 đồng/kg, nên lợi nhuận chỉ khoảng 20%. Ông Chánh bộc bạch: "Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi có nghe việc cấm dùng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm. Là người nuôi tôm lâu năm, có một ít kinh nghiệm, nên tôi không dám dùng thuốc không rõ nguồn gốc, sợ bán tôm không được. Do vậy, tôi chỉ mua thức ăn và thuốc các đại lý có uy tín ở địa phương". Hộ ông Huỳnh Văn Sáu, ngụ cùng ấp Nam Chánh, bức xúc khi một số đại lý bán thức ăn, thuốc thủy sản cho người nuôi chênh lệch từ 30 - 50% giữa tiền mặt và mua nợ. Nếu mua nợ theo mức giá trên, nhiều hộ thu hoạch tính ra hằng tỉ đồng, nên lợi nhuận từ việc nuôi tôm chẳng còn bao nhiêu. Ông Sáu cho biết, cũng nhờ vào tổ hợp tác, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng các chất cấm, nên được doanh nghiệp thu mua tôm giá bán cao hơn bên ngoài 1.000 - 2.000 đồng/kg. Cũng nhờ cách làm này, vụ rồi ông bán 12 tấn tôm lợi nhuận gần 200 triệu đồng.

Hộ nuôi tôm của ông Trần Văn Nhơn, ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, trước đây có sử dụng thuốc Tây trên tôm nuôi. Nhưng từ khi được nhắc nhở, mấy năm nay ông đã không dùng tới. Ông Nhơn cho biết: "Hồi trước, cứ nghĩ thuốc Tây dùng cho người được chắc dùng cho tôm cũng tốt. Nhưng kết quả thì không như mình nghĩ. Khi biết việc dùng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử phạt nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tôi không sử dụng nữa".

Bí quyết nuôi tôm không kháng sinh của bà Đào Thị Ngọc An, ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, là dùng chanh và tỏi để xử lý khi con tôm có vấn đề "sức khỏe". Theo bà An, để nuôi tôm thành công 2 năm nay, bà sử dụng dùng biện pháp sinh học này, chi phí đầu tư giảm đáng kể, ao nuôi luôn sạch, tôm lớn nhanh, năng suất cao, nên lợi nhuận mỗi năm gần 1 tỉ đồng, trên diện tích nuôi 12ha.

Ông Võ Minh Thiên, Phó Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Nhiều năm trước, một số ít người dân có dùng thuốc tây để trị và phòng bệnh cho tôm. Nhưng qua các đợt kiểm tra, tuyên truyền, người dân đã ý thức hơn và hầu như không còn sử dụng nữa. Để việc quản lý, sử dụng hóa chất, thuốc thú y thủy sản có hiệu quả, ngoài việc tổ chức nhiều đợt kiểm tra, nhắc nhở, thu hồi những mẫu thuốc ngoài danh mục, chất cấm và khuyến cáo người dân quy định xử phạt nếu cố tình dùng thuốc ngoài danh mục, đòi hỏi tất cả các bên liên quan phải nâng cao hơn trách nhiệm trong chuỗi sản xuất, đặc biệt là người sản xuất, kinh doanh. Vì chỉ khi nào không còn người sản xuất, người bán, khi đó, chuyện chất cấm mới thật sự chấm dứt trong nuôi tôm và cả sản xuất nông nghiệp.

Báo Cần Thơ, 04/10/2016
Đăng ngày 06/10/2016
Thúy Liễu
Nuôi trồng

Áp dụng quy trình nuôi VIETGAP: Lợi ích thiết thực cho người dân

VIETGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Quy trình này áp dụng cho nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng. Mục tiêu chính của VIETGAP là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích bền vững cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:49 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Bền vững trong nuôi tôm công nghệ cao, hướng đi cho ngành thủy sản tương lai

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt cho đến tác động của biến đổi khí hậu, việc áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu.

Ao nuôi tôm
• 10:22 18/03/2025

Bí ẩn nghề đếm con giống ở Cà Mau: Nhìn thôi đã chóng mặt!

Cà Mau, vùng đất nổi tiếng với nghề nuôi trồng thủy sản, không chỉ thu hút sự quan tâm bởi sản lượng tôm, cua giống khổng lồ mà còn bởi một công đoạn độc đáo: Đếm con giống. Công việc tưởng chừng đơn giản này lại đòi hỏi kỹ năng cao, tốc độ nhanh và sự chính xác gần như tuyệt đối.

Đếm giống
• 02:19 21/03/2025

Biến đổi khí hậu và nghề nuôi vẹm: Nhiệt độ tăng làm thay đổi môi trường

Nghề nuôi nhuyễn thể nước mặn là có thể coi là nền tảng của ngành NTTS toàn cầu, cung cấp nguồn protein quan trọng cho hàng triệu người, đặc biệt là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Nuôi vẹm
• 02:19 21/03/2025

Nội ký sinh trùng trên tôm

Ký sinh trùng là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào cơ thể khi chúng bám trên mang hoặc được tôm ăn vào. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, năng suất nuôi sẽ bị giảm đáng kể, đồng thời chất lượng tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tổn thất không nhỏ cho bà con.

Ký sinh trùng trên tôm
• 02:19 21/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 02:19 21/03/2025

Áp dụng quy trình nuôi VIETGAP: Lợi ích thiết thực cho người dân

VIETGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Quy trình này áp dụng cho nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng. Mục tiêu chính của VIETGAP là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích bền vững cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:19 21/03/2025
Some text some message..