Nỗi lo "chất cấm" trong tôm xuất khẩu

Trong bốn tháng đầu năm 2015, cả nước đã có 36 lô tôm xuất khẩu bị ba thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản trả về do có chứa chất cấm (hóa chất, kháng sinh), bằng 40% so với con số của cả năm ngoái. Riêng thị trường Mỹ trả về 25 lô, bằng hơn 50% so với cả năm 2014. Ðó là thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

tôm thẻ chân trắng
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chuyện con tôm xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác trả về do sử dụng chất cấm vẫn đều đặn diễn ra từ nhiều năm nay và có nguy cơ ngày càng tăng, đang đe dọa đến kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và người nuôi.

Chỉ xét về kim ngạch, trong ba tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sang các thị trường lớn đều giảm mạnh. Ðơn cử, thị trường Mỹ đạt hơn 116,3 triệu USD, giảm 55,8% so với cùng kỳ; EU đạt hơn 108,5 triệu USD, giảm 3,1% và Nhật Bản đạt hơn 103,7 triệu USD, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân là hiện nay các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm mới chủ động được khoảng 10% nguyên liệu, còn lại phải mua từ các hộ nuôi. Trong khi hầu hết các hộ nuôi có quy mô nhỏ, manh mún, tự phát, không tuân thủ kỹ thuật nuôi, lạm dụng hóa chất dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tràn lan.

Những năm gần đây, hội chứng tôm chết sớm (EMS) bùng phát càng khiến người nuôi tăng cường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Lỗi là do người nuôi nhưng thực tế, một đầm tôm đối với họ là cả cơ nghiệp nên không ai dám nói "không" với kháng sinh khi tôm đổ bệnh.

Tuy nhiên, thị trường thuốc kháng sinh hiện nay gần như bị thả nổi, không được sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, cho nên mạnh ai nấy mua, mua loại nào và số lượng bao nhiêu tùy ý.

Ðể giải quyết tình trạng nêu trên, không có cách nào khác là trị tận gốc bằng cách kiểm soát chất lượng tôm ngay từ khâu thả nuôi ở các hộ dân, bao gồm: giống, thức ăn, hóa chất, kháng sinh. Ðặc biệt, các địa phương cần có quy hoạch cụ thể diện tích nuôi tôm để dễ quản lý, đồng thời hạn chế tình trạng bùng nổ diện tích nuôi dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng - một trong những nguyên nhân lớn của dịch bệnh.

Mặt khác, cần tăng cường đội ngũ thú y thủy sản, khuyến cáo và hướng dẫn bà con xử lý dịch bệnh, thay cho việc các hộ nuôi tự ý chẩn bệnh và chữa trị cho tôm như hiện nay.

Về phía doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, nên sớm đầu tư vùng nguyên liệu, hoặc liên kết sản xuất với các hộ nuôi trên cơ sở cung cấp giống và kỹ thuật, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu để chủ động nguồn nguyên liệu sạch. Ðồng thời, học tập nghiên cứu áp dụng các mô hình tiên tiến như nuôi tôm sinh thái mật độ thấp, sử dụng thức ăn tự nhiên để hạn chế rủi ro bệnh tật.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Ðể mặt hàng này tiếp tục là "điểm son" của ngành kinh tế thủy sản trong năm 2015, thì việc kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất chất cấm trong sản phẩm là điều cần quan tâm nhất hiện nay.

Nhân Dân, 13/05/2015
Đăng ngày 16/05/2015
Tiến Anh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:49 20/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 10:49 20/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 10:49 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:49 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 10:49 20/11/2024
Some text some message..