Nông dân Ấn Độ trồng thảo dược trên bờ ao để nuôi cá

Người nuôi cá ở Punjab, Ấn Độ đang sử dụng những loại thảo dược từ nguyên liệu sẵn có là tỏi, gừng và lô hội để sử dụng chúng bổ sung vào thức ăn cá và cũng để cải thiện giá trị dinh dưỡng cho cá.

Nông dân Ấn Độ trồng thảo dược trên bờ ao đẻ nuôi cá
Trồng tỏi trên bờ ao nuôi cá. Ảnh minh họa: garlicmatters

Nông dân Ấn Độ trồng tỏi, gừng và lô hội trên bờ ao của họ, những cây này vừa phục vụ để tiêu thụ và cũng để cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho cá.

Trong Y học dân gian đã nói về giá trị tăng cường sức khỏe của các loại thảo dược và hiện nay các chuyên gia thủy sản cũng đang ứng dụng những tính chất này trên cá. Theo các chuyên gia, một phần của các cây này được sử dụng ở dạng bột giúp cải thiện chất lượng thức ăn cho cá.


Jasvir Singh trồng tỏi trên bờ ao cá của mình. Ảnh Tribune

Jasvir Singh, một người nuôi cá ở Khanna, trồng tỏi trên bờ ao cá của ông ở làng Karodian. Tỏi được trồng mà không sử dụng bất kỳ hóa chất nào, vì thế đây là tỏi hữu cơ. Ông sử dụng bột tỏi để nuôi cá của mình. Jasvir cho biết: “Tôi cho thêm khoảng 20g bột tỏi vào 1kg thức ăn cho cá. Nó khiến sức khỏe cá tốt hơn có nghĩa là chất lượng thịt cá tốt hơn”.

Theo các chuyên gia, việc bổ sung thức ăn cho cá với các thành phần thảo dược như tỏi, lô hội, ashwagandha (Sâm Ấn Độ) và gừng giúp nâng cao chất lượng thịt cá. Một hỗn hợp này ở dạng bột được bổ sung vào thức ăn cho cá. Khoảng 10-20 gm bột thảo dược này được thêm vào 1 kg thức ăn cho cá.

Tiến sĩ Meera D Ansal, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản, Đại học Thú y Guru Angad Dev (GADVASU), Ludhiana cho biết: “Những cây này là những chất tăng trưởng kích thích miễn dịch tự nhiên. Các chất này giúp phát triển sức đề kháng của cá đối với các bệnh khác nhau. Chúng cũng nâng cao chất lượng thịt cá về mặt dinh dưỡng protein. Bên cạnh đó, các chất này hiệu quả về mặt chi phí, thân thiện với môi trường và hầu như không có tác dụng phụ”.

Theo Tiến sĩ Ansal, thịt của cá được cho ăn bằng các chất kích thích miễn dịch tự nhiên mùi vị không khác với thịt cá “thông thường”. Tuy nhiên, chất lượng thịt của cá dùng thức ăn thảo dược này tốt hơn nhiều.

Các chuyên gia Đại học Thú y Guru Angad Dev cho biết: Người nuôi cá ở Punjab đang nhanh chóng áp dụng những ý tưởng dễ thực hiện như vậy. Hiệp hội người nuôi cá khuyến khích người nuôi áp dụng các thực hành mới và đổi mới trong việc nuôi cá.

Thúc đẩy tăng trưởng tự nhiên:

Theo các chuyên gia, bổ sung thức ăn cho cá với các thành phần thảo dược như tỏi, nha đam, nhân sâm Ấn (Withania somnifera), me rừng và gừng giúp nâng cao chất lượng thịt cá.

Một hỗn hợp này ở dạng bột bổ sung vào thức ăn cá với liều lượng 10-20g cho 1 kg thức ăn cho cá ăn.

TCTS
Đăng ngày 02/10/2018
Tribuneindia
Kỹ thuật

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 11:13 29/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 14:55 27/09/2023

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 14:41 03/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 14:41 03/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 14:41 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 14:41 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 14:41 03/10/2023