Nông dân gặp khó vì giá cua, cá giảm

Xã Hoà Thành, tỉnh Cà Mau có khoảng 90% hộ nuôi thuỷ sản, chủ yếu là tôm, cua. Đến xã Hoà Thành, TP Cà Mau, nơi đâu cũng nghe người dân bàn tán chuyện giá cua rớt thê thảm do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Bán cua
Giá cua xuống hơn một nửa nên người nuôi cua ở xã Hoà Thành rất lo lắng.

Ông Hồ Hải Lý, ấp Tân Hưng B, xã Hoà Thành, có 3 ha đất nuôi tôm, cua quảng canh. Ông so sánh, với thời điểm này năm trước, giá cua gạch dao động từ 500-600 ngàn đồng/kg; Cua y từ 300-350 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay, cua gạch thương lái mua với giá 250 ngàn đồng/kg, cua y 170-190 ngàn đồng. Cua xô (cua dạt) 1 kg chỉ vài chục ngàn đồng, thậm chí thương lái không mua. 

Chị Đặng Thị Nhiên, ấp Tân Trung, xã Hoà Thành, có 1 ha đất nuôi tôm, cua, cho biết: “Chưa bao giờ giá cua giảm thấp như vầy. Cua tới lứa thì mình phải đặt lú bắt chứ để nó cũng chết. Nông dân nơi đây chỉ mong sao cho dịch bệnh mau qua để giá cả trở lại ổn định như trước”.

Không chỉ nông dân thu nhập bị ảnh hưởng, các thương lái cũng gặp khó từ dịch bệnh này. Thương lái Nguyễn Văn Bình, ấp Tân Hoá, xã Hoà Thành có trên 20 năm thu mua tôm, cua nhưng chưa bao giờ chứng kiến giá cua thấp như hiện nay. Anh Bình chia sẻ, do giá thấp nên nông dân cũng chẳng thiết tha thu hoạch cua, do đó, số lượng cua cân sụt một nửa so với trước tết. 

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Thành Lê Văn Tài cho biết, do tác động từ dịch Covid-19 nên giá cua giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước. Cua chỉ tiêu thụ nội địa. Tôm tuy giá có giảm nhưng không đáng kể do tôm không phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc.

Đối với xã Tân Thành, nơi được xem là thủ phủ của nghề nuôi cá chình và cá bống tượng cũng đang chịu tác động rất lớn từ dịch Covid-19. Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành Hồ Quốc Trạng cho biết, hiện mỗi ký cá chình giảm vài chục ngàn đồng (mức giá dao động 380-400 ngàn đồng/kg), riêng cá bống tượng giảm mỗi ký khoảng 100 ngàn đồng (hiện chỉ ở mức 250-280 ngàn đồng/kg).

Theo rà soát của xã, hiện số lượng cá trong ao nuôi của nông dân còn rất nhiều. Hội tiếp tục động viên nông dân cố duy trì ao nuôi, chăm sóc lượng cá còn lại đợi dịch bệnh lắng xuống giá cả có thể hồi phục trở lại. Tuyệt đối không phát triển diện tích nuôi.

Toàn TP Cà Mau hiện có 11.184 hội viên nông dân và hơn 13.500 ha đất nuôi trồng thuỷ sản các loại hình, chủ yếu là nuôi tôm, cua, cá chình, cá bống tượng. Dịch Covid-19 gây tổn thất rất lớn về thu nhập của bà con.

Từ tình hình giá thuỷ sản xuống thấp như hiện nay, Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau Nguyễn Lung Lăng cho rằng, trước mắt, Hội Nông dân TP Cà Mau chỉ đạo hội nông dân xã, phường tăng cường tuyên truyền, động viên nông dân vượt qua khó khăn, bảo vệ và chăm sóc vật nuôi, đối tượng nuôi đợi dịch bệnh qua đi. Tuyệt đối, bà con nông dân không nên hoang mang làm ảnh hưởng đến ngành kinh tế nông nghiệp của TP Cà Mau.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 17/02/2020
Bích Lệ
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 15:54 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 15:54 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 15:54 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 15:54 08/11/2024
Some text some message..