Nông dân khá giả nhờ nuôi loại tôm "nhà giàu"

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đang được nhiều bà con nông dân tại xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa áp dụng, mang lại giá trị kinh tế cao.

Nuôi "tôm nhà giàu"
Nuôi "tôm nhà giàu"

Đến thôn Sơn Trang (xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) hỏi tên ông Đinh Xuân Hải, người dân ai nấy đều biết. Lão nông tóc điểm bạc, gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ năm 14 tuổi, cho nên mọi thắc mắc về đặc tính của từng giống, loài đều được ông giải đáp cặn kẽ, nhiệt tình.

Sau nhiều năm triển khai mô hình nuôi tôm sú, cua, không mang lại hiệu quả kinh tế, ông Hải quyết định chuyển sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ theo hình thức thâm canh công nghệ cao.

Sau khi dùng hết vốn liếng cùng khoản tiền vay mượn để đầu tư, hiện tại, đầm tôm của gia đình ông Hải đã lên tới 12 ao nuôi với diện tích hơn 6ha. Đầm tôm của ông luôn duy trì hơn 10 lao động thường xuyên với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.

Hộ nuôi tôm thẻ chân trắngXã Hoằng Yến có hơn chục hộ dân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao.

Ảnh: doanhnghieptiepthi.vn

Ông Hải cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng khác hẳn so với nuôi tôm quảng canh, bởi người nông dân phải đầu tư lớn về công nghệ và tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chọn giống đến chăm sóc. Riêng khoản tiền đầu tư về công nghệ, máy móc, vật liệu... để nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình ông Hải đã tiêu tốn gần 20 tỷ đồng.

“Muốn nuôi tôm thẻ chân trắng trước hết phải có tiền đầu tư. Tôm thẻ chân trắng không khó nuôi, nhưng phải biết cách chăm sóc và sát sao với từng biểu hiện của con tôm. Đặc tính của giống tôm này là ăn sạch, ở sạch. Nếu ở bẩn, tôm sẽ mắc bệnh gan. Đặc biệt, khi cho tôm ăn phải đảm bảo nguyên tắc ăn thiếu còn hơn ăn thừa. Nếu cho tôm ăn thừa thì lượng thức ăn sẽ tồn đọng dưới đáy, phân hủy, gây bệnh cho tôm. Đối với tôm trong giai đoạn phát triển mạnh cần thường xuyên thay nước bằng việc xả đáy và bồi nước đã qua xử lý vào ao...”, ông Hải chia sẻ bí quyết. 

Ông Hải chia sẻ thêm, việc nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao phải đầu tư nhà màng che chắn, bởi khi trời mưa sẽ làm các chỉ số môi trường thay đổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Nhà màng trong nuôi tôm thẻ chân trắng có thể làm theo nhiều cách tùy thuộc vào cách vận hành hồ nuôi của mỗi hộ, nhưng phải tạo khoảng trống để ao có ánh nắng trực tiếp làm cho tảo có lợi phát triển hỗ trợ hệ sinh thái trong ao nuôi cũng như thức ăn cho tôm.

Ông Đinh Xuân HảiÔng Đinh Xuân Hải, chủ đầm tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại thôn Sơn Trang, xã Hoằng Yến. Ảnh: Quốc Toản.

Hiện nay, sản lượng thu hoạch tôm thẻ chân trắng của gia đình ông Hải đạt từ 160-170 tấn/2 vụ/năm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm đầm tôm của gia đình ông Hải cho thu nhập khoảng từ 6 đến 7 tỷ đồng. Số tiền này ông dành một phần cho tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Đây cũng là mô hình phát triển kinh tế điển hình mang lại giá trị, thu nhập cao tại xã Hoằng Yến.

Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến (huyện Hoằng Hóa) cho biết, địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và công nghệ lớn nhất huyện với gần 100ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ nhà màng đạt khoảng 20ha. Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn của xã ước đạt hơn 900 tấn; giá trị sản xuất đạt khoảng 20 tỷ đồng. Riêng nuôi tôm thẻ chân trắng đã và đang giúp bà con nơi đây có thu nhập ổn định, nhiều hộ dân đã trở nên khá giả từ mô hình này.

"Khó khăn nhất của các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã là việc tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng sản xuất, bởi tài sản thế chấp hạn chế, trong khi đó đất của các hộ nuôi tôm chủ yếu là đất thầu của xã. Giải quyết được điểm nghẽn về vốn, tôi tin rằng, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới", ông Bình cho hay.

Toàn huyện Hoằng Hóa hiện có 2.910ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi nước lợ là 1.832,4ha, nuôi nước ngọt 1.077,6ha.

Năm 2021 sản lượng nuôi trồng đạt 7.939 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 964.510 triệu đồng, giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 225 triệu đồng/ha/năm.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2022 đạt 7.375 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 9 tháng đầu năm 2022 đạt 892.141 triệu đồng, giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 233 triệu đồng/ha/năm.

Hiện nay, UBND huyện Hoằng Hóa đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh, ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao tại 17 xã với diện tích 304ha (trong đó, diện tích nuôi siêu thâm canh trong nhà màng là 75ha), điển hình như các xã Hoằng Yến, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Phong, Hoằng Phụ...

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 26/10/2022
Trần Quốc Toản
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 14:13 06/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 14:13 06/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 14:13 06/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:13 06/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 14:13 06/12/2024
Some text some message..