Nông dân nản vì bằng sáng chế bị “treo”

Hạn chế về ngôn ngữ quy chuẩn kỹ thuật, mù mờ với các thủ tục hành chính, và quan trọng là không có thời gian theo đến cùng để nhận bằng sáng chế, rất nhiều nhà sáng chế chân đất chấp nhận quên tên “đứa con tinh thần” của mình, thậm chí bất lực nhìn nó trở thành “con người khác”...

giàn quạt oxy nuôi tôm
Anh Nguyễn Hoàng Nam (ấp Mé Láng, Ngũ Lạc, Duyên Hải, Trà Vinh) và giàn quạt ôxy nuôi tôm do anh sáng chế. (Ảnh: H.D)

Chưa được nhận bằng đã căng vì hàng nhái      

Có sáng chế hữu ích (thiết bị nhằm giảm thiểu tai nạn khi sử dụng cánh quạt nước ôxy), thừa nhiệt huyết và đặc biệt là may mắn khi có được sự trợ giúp đắc lực của người bạn là kỹ sư Nguyễn Duy Trinh (Sở Khoa học công nghệ - KHCN- tỉnh Trà Vinh), nhưng “kỹ sư hai lúa” Nguyễn Hoàng Nam (ấp Mé Láng, Ngũ Lạc, Duyên Hải, Trà Vinh) xem chừng vẫn “chưa đến duyên” với tấm bằng sáng chế.

Theo đó, giấc mơ thương mại hóa sản phẩm của anh cũng bị “treo” lại. “Hơn một năm rồi tôi chưa nhận được bảo hộ độc quyền vì nghe đâu theo quy định phải chờ 36 tháng. Tôi sợ, đến lúc được cấp bằng rồi, hàng nhái đã có mặt khắp nơi” - anh Nam thở dài.

Cũng theo anh Nam, rào cản đến với tấm bằng sáng chế của nông dân hiện nay, phần lớn là do thời gian chờ đợi chứ không phải vấn đề tiền bạc hay kỹ thuật, vì hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Sở KHCN các địa phương đã có khá nhiều chương trình hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật cho những nhà sáng chế không chuyên làm hồ sơ đăng ký. “Nông dân chúng tôi mất rất nhiều thời gian và công sức để sáng chế ra những sản phẩm phù hợp với thực tiễn công việc. Nhưng đến khi thành công rồi, đi đăng ký thì gian nan quá... Hiện tôi đã đăng ký 3 sản phẩm và tất cả đều phải đợi một chữ “chờ” - anh Nam nói.

Nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tháng 5.2015, nông dân Trần Đại Nghĩa (thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, người sáng chế ra máy cấy lúa không dùng động cơ) nghĩ là hồ sơ đã ổn và yên tâm chờ đến ngày được cấp bằng. Anh khá tự tin với hồ sơ của mình vì đã được cán bộ Sở KHCN Thái Bình  trực tiếp hướng dẫn. Nhưng 1 tháng sau, anh mới nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ. “Lần này, tôi phải tìm tới văn phòng luật sư và nhờ làm lại từ đầu”. Và chỉ trong vài tháng, khi anh Nghĩa còn đang loay hoay với việc hồ sơ hợp lệ hay hồ sơ chưa hợp lệ, thì sản phẩm của anh đã bị nhiều nơi nhăm nhe làm nhái. “Sản phẩm có khả năng ứng dụng cao là có ngay người làm nhái. Mình biết đấy nhưng không làm thế nào để bảo vệ được. Tôi cũng nghĩ đến việc “ỉm” đi chờ đến khi nào có bằng thì sản xuất hàng loạt. Nhưng bà con biết thì cứ đến nhờ, tôi đành bỏ vốn làm để bà con hưởng lợi, dù biết như thế khả năng mình mất sáng chế là rất cao”.

Không chỉ anh Nam, anh Nghĩa, mà còn nhiều câu chuyện buồn khác của những “kỹ sư chân đất” bị nhái sản phẩm của mình ngay trong khoảng thời gian chờ nhận được bằng sáng chế như: Nông dân Phạm Văn Hát (thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) bị nhái sản phẩm máy cày 2 lưỡi; nông dân Đinh Văn Sơn (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) bị nhái sản phẩm máy vo viên thức ăn từ phụ phẩm thủy sản, phụ phẩm nông nghiệp…

Thực trạng này, theo ông Mai Văn Nhiều - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Long An là khá phổ biến. "Các sản phẩm sáng chế của nông dân thường đơn giản, dễ bắt chước nên đúng là có trường hợp, nông dân đi đăng ký cấp bằng, khi chưa được bảo hộ thì đã bị ăn cắp rồi” - ông Nhiều chia sẻ.

Thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần

Lo ngại trước việc đã xuất hiện nơi làm nhái sản phẩm máy cày bừa sử dụng động cơ xăng của mình, đồng thời, cũng mong muốn có bằng sáng chế để sản xuất đại trà, năm 2013, nông dân Bùi Sỹ Tới (thôn Trung Tâm, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đã nhờ một công ty tư vấn làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ. Khá thuận lợi khi nhận được sự hỗ trợ kinh phí cũng như kỹ thuật của Sở KHCN Yên Bái, theo đúng quy trình, đến đầu năm 2014, ông Bùi Sỹ Tới đã nhận được quyết định đăng ký bảo hộ sáng chế của Cục SHTT (Quyết định số 1313/QĐ – SHTT ngày 13.1.2014). Nhưng đó cũng là lúc sáng chế của ông đã bị làm nhái chán chê.

“Lúc máy mới ra, tôi biết cũng có nhiều nơi làm nhái. Như hồi đầu có 1 cơ sở ở Sơn Tây (Hà Nội) làm nhái sản phẩm của tôi. Thiệt hại cũng tương đối”. Rất may, với sự kiên trì cải tiến, sản phẩm của ông Tới vẫn được bà con đón nhận và nhu cầu mua ngày càng cao. “Nếu có bằng sáng chế, được địa phương hỗ trợ sản xuất hàng loạt thì sẽ lợi cho bà con và cả người làm như chúng tôi. Nhưng quả thực, thời gian chờ đợi bằng sáng chế lâu quá. Tôi cũng biết, có nhiều người làm nhưng không hiệu quả” - ông Tới chia sẻ.

Tâm huyết và mày mò để cho ra đời máy nông nghiệp đa năng 8 trong 1 có khả năng làm được tất cả các việc đồng áng, nhưng anh Tạ Đình Huy (An Vỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) lại vẫn rất băn khoăn với việc đăng ký sở hữu trí tuệ. “Làm hồ sơ đã không đơn giản, thời gian sau khi trình hồ sơ lên để thẩm định cũng lâu quá. Quả thật, nghĩ đến đã nản…” - anh Huy thật thà chia sẻ.

Đó có lẽ cũng là một phần lý do, khiến cho hàng trăm nhà sáng chế nông dân nhiều năm nay vẫn buộc phải “thờ ơ” với bằng sáng chế.

Nông dân Bùi Trọng Tuấn  (Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ): Tôi may mắn hơn

So với nhiều nhà sáng chế khác, tôi thấy mình có may mắn trong quá trình bảo hộ sản phẩm. Trong một lần mang sản phẩm đi triển lãm, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan có ghé thăm gian hàng, đánh giá cao sản phẩm. Sau đó, tôi được một Phó Chủ tịch UBND tỉnh khuyên đi làm bảo hộ sản phẩm. Đích thân vị này đã đưa tôi đến Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) gặp anh Sơn (nay là ông Phan Ngân Sơn - Phó Cục trưởng Cục SHTT - PV). Ông Sơn đã ngồi nghe tôi trình bày ý tưởng về sản phẩm rồi hướng dẫn tôi làm hồ sơ ngay tại chỗ và việc tiếp nhận hồ sơ cũng được thực hiện ngay. Hơn một năm sau, tôi được Cục SHTT cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Nông dân Nguyễn Hoàng Nam (ấp Mé Láng, Ngũ Lạc, Duyên Hải, Trà Vinh): Rút ruột gan nói với lãnh đạo

Có rất nhiều nông dân sáng chế. Nhưng may mắn được dự lễ tôn vinh ở Hà Nội như tôi, thì chẳng được mấy người. Tôi rút ruột rút gan để nói với lãnh đạo Nhà nước, với Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường với ước mơ là phải có tổ chức nào đó đứng ra bảo hộ tạm thời các sáng chế của nông dân, chứ chờ giấy chính thức thì chúng tôi không chờ nổi.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà- Chủ tịch Công ty luật SBLAW (Hà Nội): Cần rút ngắn thời gian thẩm định

Theo quy định của Luật SHTT, tổng thời gian từ khi nộp đơn đăng ký sáng chế đến khi được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là 38 tháng (chưa kể hồ sơ bị trục trặc). So với các đối tượng khác như đăng ký nhãn hiệu thì thời gian gấp 3 lần. Chính vì thế, nhiều khi được cầm được văn bằng bảo hộ thì sáng chế đã bị lạc hậu hoặc bị người khác sử dụng.

Mặc dù Luật SHTT đã có những quy định để bảo vệ sáng chế như được hưởng quyền được bảo hộ tạm thời, quyền tạm thời đối với sáng chế… nhưng theo tôi những quy định đó chưa đủ mạnh. Và điểm mấu chốt ở đây là quy trình thẩm định quá dài không những tạo kẽ hở mà còn khiến các nhà sáng chế nản lòng.

Để khắc phục tình trạng trên cần phải sửa đổi một số quy định của Luật SHTT theo hướng: Giảm thời gian thẩm định nội dung thành 12 tháng, thay vì 18 tháng như hiện nay.

Bên cạnh đó, người nộp đơn nên tận dụng những ưu đãi của Luật SHTT như: Sau khi đơn đăng ký sáng chế đã được chấp nhận hợp lệ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục SHTT công bố sớm đơn sáng chế trong tháng thứ 2 kể từ ngày yêu cầu (thay vì phải đợi tới tháng thứ 19 theo quy định của pháp luật).

Mặt khác người sáng chế nên nhờ các luật sư có kinh nghiệm để trợ giúp trong việc viết bản mô tả, viết yêu cầu bảo hộ và các vấn đề liên quan khác để tránh sai sót làm kéo dài thời gian thẩm định. Đồng thời người sáng chế cần tra cứu dữ liệu thông tin sáng chế trước khi nghiên cứu giải pháp cải tiến kỹ thuật để tránh trùng lặp, mất thời gian và công sức. Lê Chiên - Hữu Danh - Vinh Hải (ghi) 

Báo Dân Việt, 30/10/2015
Đăng ngày 31/10/2015
Vinh Hải - Hữu Danh
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 05:56 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 05:56 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 05:56 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 05:56 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 05:56 29/03/2024