Nông dân phấn khởi do “trúng lớn” vụ tôm cuối năm

Những tháng cuối năm, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại liên tục tăng cao cộng với tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi canh và bán thâm canh đã dần ổn định nên nông dân nuôi tôm vô cùng phấn khởi vì rủi ro giảm, lợi nhuận tăng cao.

trúng tôm
Giá tôm đang tăng rất cao nên nông dân phấn khởi vì có tôm thu hoạch là trúng lớn (ảnh chụp xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).

Người nuôi tôm có lãi cao

Bà Nguyễn Thị Loan, thương lái thu mua tôm ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, mấy ngày nay giá thu mua tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại tại ao đã tăng thêm 5.000 - 10.000 đồng/kg so với nửa tháng trước. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg có giá 95.000 - 99.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 40 con/kg giá 170.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg giá 146.000 đồng/kg, tôm sú loại 40 con/kg giá 180.000 đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 200.000 – 230.000 đồng/kg.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành Nông nghiệp, sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu thế giới cùng với sự khởi sắc của thị trường xuất khẩu tôm là nguyên nhân khiến giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú các loại tăng mạnh trong thời gian gần đây giúp người nuôi tôm có lợi nhuận “cao ngất”. Trong thời gian tới, giá tôm nguyên liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tập trung khai thác thị trường Mỹ khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố tôm Việt Nam không bán phá giá vào thị trường này và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) công nhận tôm Việt Nam không nhận bất kỳ sự trợ cấp nào từ chính phủ.

Ông Cao Văn Châu, nông dân có 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng diện tích mặt nước 7.000m2 ở xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) cho biết, vụ tôm đầu tiên hồi đầu năm của tôi bị bệnh hoại tử gan tụy chết vào khoảng 35 ngày tuổi nhưng do giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg lúc này chỉ 80.000 đồng/kg nên bị lỗ 80 triệu đồng. Vụ thứ 2, may mắn tôm phát triển thuận lợi đến khi tôm nuôi đạt cỡ thu hoạch 100 con/kg cách đây 1 tháng bán với giá 92.000 đồng/kg, lời được 290 triệu đồng. Vụ tôm thứ 3 đang thả nuôi được hơn 1 tháng tuổi, phát triển thuận lợi, cộng với giá tôm cỡ 100 con/kg đang ở mức 96.000 - 98.000 đồng/kg nên hứa hẹn thắng lớn.

Tại xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), nông dân nuôi tôm Nguyễn Văn Tám phấn khởi cho biết, gần như các hộ nuôi tôm nước lợ ở địa phương này đều thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Những vụ tôm trước trong năm nay, nhiều bà con nuôi tôm bị dịch bệnh, thua lỗ phải thiếu nợ tiền thức ăn, thuốc, hóa chất của đại lý. Vụ tôm này, mặc dù tôm cũng khó nuôi nhưng do “trúng giá” nhiều bà con nuôi tôm vẫn “tới đích” với lợi nhuận mỗi công (1.000m2) mặt nước tới hơn 100 triệu đồng, tính ra mỗi hecta lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

“Hai vụ tôm thẻ chân trắng trước, tôm tôi bị chết ở 30-40 ngày tuổi khiến tôi lỗ hơn 50 triệu đồng. Vụ vừa thu hoạch, lúc đầu tôm cũng lình xình phải xử lý nhiều loại sản phẩm dùng trong thủy sản, tưởng đâu phải lỗ tiếp, ai ngờ lúc sau tôm phát triển tốt, gặp lúc giá tôm ở mức rất cao nên ao tôm 2.000 m2 của tôi lời gần 250 triệu đồng, chưa từng có từ trước tới nay. Nhờ vụ tôm này mà tôi vừa có tiền trả nợ đại lý, vừa tích lũy vốn để nuôi vụ sau” - ông Tám cho hay.

Theo ông Tám, không chỉ riêng hộ của ông mà nhiều bà con nuôi tôm ở đây cũng có hoàn cảnh tượng tự nhưng cuối cùng vụ này có hộ lời hơn 100 triệu, cũng có hộ lời 300 – 400 trăm triệu đồng tùy theo diện tích nuôi. Do đó, vụ tôm này bà con nông dân nuôi tôm rất phấn khởi, thậm chí nhiều bà con còn mở tiệc ăn mừng vì “trúng lớn”.

Cần có thời gian ngắt vụ

Theo ông Lê Hải Chiến, có 2 ao nuôi tôm diện tích 7.500 m2 nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), vụ tôm năm nay không thể nói là thành công mỹ mãn do dịch bệnh trên tôm xảy ra khá nhiều ở những hộ lân cận. Tuy nhiên, nhờ giá tôm tăng cao “kỷ lục” mà những người nuôi tôm thành công, có lãi cao, người nuôi tôm bệnh cũng ít lỗ hơn nên đây là một năm khá thuận lợi cho người nuôi tôm.

Ông Chiến cho hay, từ đầu năm đến nay ông đã thu hoạch 2 vụ tôm thẻ chân trắng lời được 700 triệu đồng, Vụ tôm thẻ chân trắng đang thả nuôi có chiều hướng phát triển tốt với giá tôm tăng cao hứa hẹn sẽ tiếp tục có vụ mùa bội thu.

Theo ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, những tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp khiến nhiều hộ nuôi tôm bị dịch bệnh phải chịu mất trắng. Dù vậy, từ tháng 3 đến nay, nhất là khi mưa xuống nhiều thì tình hình dịch bệnh trên tôm đã ổn định trở lại, cộng với việc giá tôm tăng cao nên rủi ro trong nuôi tôm giảm hẳn, nhiều nông dân nuôi tôm thu lãi hàng trăm triệu đồng chỉ với vài ngàn mét vuông mặt nước ao nuôi tôm.

Tuy nhiên, ông Hội khuyến cáo, người nuôi tôm không nên ham giá cao, lợi nhuận lớn mà tiếp tục thả tôm giống trong những tháng cuối năm, bởi trong thời gian này nhiệt độ lạnh, độ mặn thấp, chất lượng giống thấp… là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên tôm phát triển mạnh dẫn đến tỷ lệ rủi ro trong nuôi tôm cao.

Mặt khác, ao nuôi tôm cũng cần phải có thời gian ngừng nuôi tôm đồng loạt để cải tạo nền đáy ao, cắt mầm bệnh giữa hai vụ nuôi giúp vụ tôm sau thuận lợi hơn. Do đó, người nuôi tôm không nên thả giống từ ngày 01.10 đến 31.12 đối với nuôi tôm sú, và không thả giống từ ngày 15.11 đến 31.12 đối với nuôi tôm thẻ chân trắng.

Trong thời gian tạm ngưng thả tôm giống đề nghị người nuôi tập trung cải tạo ao, vệ sinh nền đáy, bờ ao, phơi ao để gia tăng độ màu mỡ cho đáy ao nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi tiếp theo. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giám sát, phát hiện, khai báo và xử lý kịp thời dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; không được phép xổ, xả nước và xác tôm nuôi bị bệnh ra môi trường bên ngoài khi chưa thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, tính đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh toàn tỉnh là 3.258,9 ha (726,4 ha tôm sú; 2.586,5 ha tôm thẻ chân trắng) và 2.014 ha tôm sú nuôi quảng canh cải tiến. Diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh đã thu hoạch là 1.125,3 ha (224,2 ha tôm sú; 895,9 ha tôm thẻ chân trắng), chiếm 34,5% diện tích thả nuôi với sản lượng 6.259,9 tấn, và 629 tấn tôm sú nuôi quảng canh cải tiến thu hoạch theo kiểu thu tỉa thả bù.

Báo Lao Động
Đăng ngày 26/09/2013
Thành Công
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 10:24 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:24 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:24 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:24 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:24 11/01/2025
Some text some message..