Nông dân Quảng Ngãi loay hoay vì tôm chết hàng loạt

Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra tôm chết hàng loạt, khiến nông dân lay hoay chưa có biện pháp khắc phục. Đặc biệt 5 xã phía đông của huyện Tư Nghĩa đã xuống giống khoảng 150 ha diện tích ao, hồ, nhưng đã có hơn 100 ha tôm chết, khiến bà con rơi vào cảnh điêu đứng.

nông dân quảng ngãi tôm chết

Nông dân xã Đức Phong, huyện Mộ Đức buồn rầu vì tôm chết.

Vụ nuôi tôm năm 2012 ở Quảng Ngãi được nông dân đầu tư khá lớn với hàng trăm ha ao, hồ, con giống. Đây là vụ nuôi tôm chính trong năm có khả năng cho thu hoạch đạt sản lượng cao. Nhiều nông dân giàu lên nhờ nuôi tôm trong vụ này. Thế nhưng đầu năm nay nhiều người nuôi tôm ở Quảng Ngãi đang méo mặt.

Tại các đầm tôm ở Mỹ Điền, bãi Quan Thánh và Hòa Phú thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, không khí vắng lặng, đìu hiu bởi nhiều hồ tôm chết chưa rõ nguyên nhân.

Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa Nguyễn Văn Bá cho biết: Toàn xã có hơn 60 ha diện tích nuôi tôm được nông dân thả giống nuôi trong vụ đầu tiên của năm 2012. Thế nhưng tôm chết hàng loạt dẫn đến tình trạng 50 ha hồ tôm mất trắng. Sự cố này bắt đầu xuất hiện cách đây vài tuần và vẫn đang lan ra diện rộng. Xã đã làm báo cáo gửi huyện, tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Bà Trần Thị Diệu (48 tuổi), ngụ ở thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa cho biết: Vụ vừa rồi, đầu tư khoảng 75 triệu đồng tiền con giống, thức ăn cho 3 hồ tôm có diện tích trên 10.000m2 nhưng chỉ thu về được 5-6 triệu đồng tiền bán tống, bán tháo khi thấy tôm trong hồ chết đến 70%.

Còn anh Trần Tâm- một trong nhiều hộ dân có kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Nghĩa Hòa bức xúc nói: Chưa lần nào gặp tình cảnh tôm chết nổi đầy hồ như vụ này. Hầu hết bà con còn nghèo, thiếu nguồn vốn đầu tư, lần này gặp \"đại dịch\" coi như trắng tay. Anh Tâm vừa lội xuống hồ vớt những con tôm mới chết, trôi nổi trên mặt nước, vừa chia sẻ với bà con nuôi tôm phải chịu chung cảnh thả giống trước thì chết trước, thả giống sau thì chết sau.

Theo lịch thời vụ hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông tỉnh hầu hết bà con nuôi tôm ở đây ngay từ đầu vụ nuôi tôm đã chọn mua tôm giống được kiểm định và đồng loạt thả xuống hồ từ ngày 2/3 đến 25/5. Vậy mà tôm nuôi mới được 30-50 ngày tuổi là chết hàng loạt. Điều này trái với thời vụ so với mọi năm.

Nhiều hộ nuôi tôm ở Quảng Ngãi đành bất lực,“ngậm bồ hòn” chịu thất thoát hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Anh Trần Hoàng, ở xã Nghĩa Hòa than thở: Tôm chết, tiền sạch, không biết nên xử lý thế nào, tiếp tục vụ mới, hay ngưng lại chờ. Các năm trước, sau khi xác định nguyên nhân tôm chết, bà con nông dân chúng tôi mới có cách để khử trùng, diệt mầm bệnh, chứ đằng này không phải do dịch bệnh thì do cái gì?.

Theo ông Trần Tấn, Phó Phòng NN&PTNT huyện Tư Nghĩa, diện tích nuôi tôm trong huyện vụ này khá lớn, nhưng đợt dịch này gây cho nông dân rất hoang mang. Về vùng nuôi tôm nghiên cứu, chúng tôi đã lấy mẫu nước và mẫu con giống để gửi đến Trung tâm kiểm nghiệm vùng 4 Đà Nẵng xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm mới đây của cơ quan chức năng cho thấy không phát hiện virut gây bệnh dịch thường gặp ở tôm. Đồng thời, mẫu nước trong các hồ nuôi tôm thuộc 5 xã phía đông của huyện rất ổn, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Hiện nay cán bộ thủy sản, thú y của các xã và huyện Tư Nghĩa vẫn tiếp tục theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm nhưng kết quả thu về cũng không rõ nguyên nhân.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi về dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt có thể là do thời tiết thay đổi bất thường. Vì trong hai tháng nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều cơn mưa trái mùa đã làm cho độ pH trong nước ở các hồ nuôi thay đổi nên làm cho tôm chết trên diện rộng...

Có vẻ đây chưa phải là nguyên nhân cơ bản, bởi nhiều hộ nuôi tôm có kinh nghiệm không đồng tình với nhận định ban đầu của Chi cục thú y tỉnh Quảng Ngãi.

theo Nhân Dân
Đăng ngày 08/06/2012
CHI SAN
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:04 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:04 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:04 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:04 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:04 29/01/2025
Some text some message..