Nông nghiệp Việt Nam, 5 năm phát triển toàn diện

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1%/năm; giá trị sản xuất tăng bình quân 3,6%/năm.

chế biến thủy sản
Chế biến, xuất khẩu thủy sản là ngành hàng có sự thay đổi ngoạn mục 5 năm qua.

Bước vào triển khai kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, giá vật tư tăng, sức mua giảm, tiêu thụ sản phẩm của ngành gặp khó khăn… Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn, diễn biến khó lường, mức độ gây hại lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng.

Trong khi đó, vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chương trình, dự án phát triển của ngành; việc thu hút vốn đầu tư FDI và vốn đầu tư ngoài ngân sách còn ít…

Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã khai thác và tận dụng có hiệu quả các cơ hội thuận lợi từ trong và ngoài nước. Tập trung triển khai quyết liệt các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015; chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch hàng năm và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất.

Đặc biệt là tập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhờ vậy bước đầu có thể đánh giá ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011 – 2015 đã đạt được kết quả khá toàn diện.

Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, ổn định

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1%/năm; giá trị sản xuất tăng bình quân 3,6%/năm.

Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năm 2010 đến 2014, tỷ lệ giá trị gia tăng/giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng từ 57% lên 65%; năng suất lao động xã hội ngành tăng 1,75 lần, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng 1,45 lần, trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 1,71 lần.

Ngành trồng trọt thực hiện chủ trương tái cơ cấu, áp dụng các tiến bộ về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên 3,15%/năm vượt chỉ tiêu đề ra là 2,83%, an ninh lương thực được đảm bảo, các cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh tiếp tục phát triển.

Ngành chăn nuôi triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, hướng chủ yếu vào nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi. Nhờ đó, 5 năm 2011 – 2015, tuy không tăng về số lượng đầu con, nhưng giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng bình quân gần 3,4%/năm, trọng lượng lợn thịt xuất chuồng bình quân từ 67,7 kg/con năm 2011 lên 70 kg/con năm 2014.

Đặc biệt là phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh. Đối với chăn nuôi lợn, phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 35% đầu con và 43% về sản lượng; tương tự chăn nuôi gia cầm là 30% về đầu con và 40% về sản lượng.

Trong thủy sản, hoạt động khai thác đang chuyển dần ra xa bờ, sử dụng các phương tiện, máy móc hiện đại; diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, chuyển mạnh theo hướng thâm canh, phát triển đa loài, đa loại hình, đa phương thức theo hướng thân thiện với môi trường.

tôm trúng mùa

Dự kiến 5 năm 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân 4,83%/năm. Tổng sản lượng năm 2015 ước đạt 6,21 triệu tấn, tăng 3,5% kế hoạch, trong đó sản lượng khai thác 2,66 triệu tấn, tăng 13,2% kế hoạch…

Trong lâm nghiệp, việc trồng rừng, nhất là rừng sản xuất được đẩy mạnh, nhờ chính sách giao đất, giao rừng, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng.

Nhờ đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5 năm 2011 – 2015 đạt 6,6%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch (5-6%/năm), tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,7%, trồng mới rừng tập trung 1.055 ngàn ha…

Chi trả dịch vụ rừng là chính sách có hiệu quả rõ rệt nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. Khi chính sách đi vào cuộc sống đã nâng diện tích rừng được bảo vệ từ 2,6 triệu ha giai đoạn 2006 - 2010 lên 4,6 triệu ha giai đoạn 2011 - 2015.

Đồng thời, tạo ra nguồn tài chính bền vững góp phần ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi.

Nông nghiệp công nghệ cao trở thành làn sóng mới

Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, các doanh nghiệp lớn tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đang tạo ra những sản phẩm chất lượng được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng ngoại và hướng tới xuất khẩu.

Thị trường rộng mở 

Thị trường hàng nông sản trong nước ổn định, không có những biến động lớn gây bất ổn trên thị trường. Kinh ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 30,5 tỷ USD vào năm 2014 là năm dấu ấn tăng trưởng ngoạn mục của ngành Nông nghiệp và PTNT trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp; thị trường xuất khẩu nông sản khó khăn, sức mua giảm.

xuất khẩu lúa
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm. 

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp được nâng cấp, hiện đại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tới nay cả nước đã xây dựng được 904 hệ thống thủy lợi vừa và lớn; trên 6.648 hồ chứa các loại, 10 nghìn trạm bơm; 5.500 cống tưới, tiêu; 234 nghìn km kênh mương, 25.960 km đê các loại.

Trong 5 năm 2011 – 2015 tăng thêm năng lực tưới 151.000 ha, năng lực tiêu 100.000 ha, năng lực ngăn mặn 172.000 ha. Tỷ lệ diện tích gieo trồng hàng năm được tưới ổn định bình bình 68,8%.

Tổng công suất cảng, bến cá năm 2015 tăng thêm 228 nghìn tấn, tăng 48 nghìn tấn so với năm 2011. Tổng công suất các khu neo đậu tránh trú bão tăng thêm 5 năm 2011 – 2015 là 292,5 nghìn tấn, bình quân 58,5 nghìn tấn/năm.

Toàn ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Các Chương trình giảm nghèo đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về thay đổi cơ cấu mùa vụ sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác...

Nhờ đó, đời sống của người dân, nhất là những người nghèo từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm trong các huyện nghèo và 1,54%/năm trong khu vực nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào trong cả nước, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng.

Với nhiều cách làm sáng tạo, nhiều nguồn lực được huy động để xây dựng nông thôn mới, nhờ đó diện mạo nhiều vùng nông thôn nước ta đổi mới, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng lên. Đến cuối năm 2015 có khoảng 1.500 xã và 9 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Kết quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 5 năm 2011 – 2015, tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh bình quân mỗi năm tăng 2%, dự kiến cuối năm 2015 đạt khoảng 86%.

Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, dịch vụ hiệu quả

Kinh tế tập thể chuyển biến tích cực hơn, đã có hàng trăm HTX kiểu mới được thành lập và phát triển. Cả nước hiện có 10.046 HTX; trong đó số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có lãi chiếm trên 55,8%.

trồng thanh long

Hiện có khoảng 135.899 tổ hợp tác, cơ chế tổ chức và quản lý đang từng bước được hoàn thiện, chặt chẽ hơn.

Kinh tế trang trại có xu hướng phát triển khá, đến hết năm 2014 cả nước có 27.114 trang trại đang phát huy tốt trong phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn của nền nông nghiệp hiện đại.

Các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả công ty nông, lâm nghiệp về cơ bản đã được sắp xếp lại theo hướng tái cơ cấu và cổ phần hóa.

Quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường bền vững

Việc đẩy mạnh các biện pháp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, kết hợp đầu tư thủy lợi, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, khai hoang mở thêm đất còn khả năng, nên đất sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng, chất lượng đất ổn định.

Giữ ổn định 3,8 triệu ha đất trồng lúa là chủ trương lớn được Quốc hội thông qua nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như sinh kế của nông dân. Nhờ đó, lợi thế của cây lúa được phát huy và có nhiều chính sách mới ra đời nhằm hỗ trợ và nâng cao đời sống người trồng lúa.

Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, rừng được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng được khoán bảo vệ tăng từ 2,6 triệu ha giai đoạn 2006 – 2010 tăng lên 4,6 triệu ha giai đoạn 2011 – 2015.

Các hoạt động nhằm ngăn chặn các vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được triển khai quyết liệt ở hầu hết các địa phương. Thực hiện kế hoạch tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản, đầu tư các khu bảo tồn biển và nội địa.

Tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả thiết thực

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. 

Trong 5 năm 2011 – 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt 24 quy hoạch phục vụ tái cơ cấu; trong đó có 17 quy hoạch trên phạm vi cả nước và 7 quy hoạch vùng, địa bàn cụ thể…góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của toàn ngành.

Nhiều luật định về nông nghiệp được Quốc hội thông qua

Trong 5 năm 2011 – 2015, Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật nhất về lĩnh vực nông nghiệp, đó là: Luật Phòng chống thiên tai, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y; Chính phủ ban hành nhiều Nghị định và Thủ tướng ban hành nhiều quyết định triển khai các Luật vừa ban hành và chỉ đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng.

Tạo hành lang pháp lý thống nhất, thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực trong nông nghiệp.

Trước tình hình mới, nông nghiệp nước ta cũng đang bộc lộ một số tồn tại, yếu kém về năng suất lao động thấp; chất lượng tăng trưởng chưa cao và có xu hướng chậm lại; chất lượng và khả năng cạnh tranh nhiều loại sản phẩm còn thấp; ô nhiễm và nguy cơ gây suy thoái môi trường; chênh lệch giàu nghèo lớn; an ninh dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, những thành tựu trên vẫn là cơ bản, thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đúng đắn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nỗ lực cao và sự đóng góp biết bao công sức của nông dân cả nước. Đây cũng chính là tiền đề vững chắc để nông nghiệp, nông thôn nước ta tiến quân vào thực hiện kế hoạch 5 năm tới đầy triển vọng. (*): Tác giả nguyên là Phó Vụ trưởng Kế hoạch, Bộ NN-PTNT..

(*): Tác giả nguyên là Phó Vụ trưởng Kế hoạch, Bộ NN-PTNT

Báo Nông nghiệp VN, 01/01/2016
Đăng ngày 02/01/2016
Bùi Tất Tiếp
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 01:15 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 01:15 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 01:15 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 01:15 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 01:15 27/11/2024
Some text some message..