Nước biển dâng “nuốt chửng” rừng ngập mặn Thái Bình Dương

Theo một nghiên cứu mới, nước biển dâng có thể làm biến mất các vùng ngập mặn dọc bờ biển Thái Bình Dương thuộc địa phận Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ này.

Nước biển dâng “nuốt chửng” rừng ngập mặn Thái Bình Dương
Các loài sinh vật sinh sống ở các vùng đầm lầy ở Thái Bình Dương gặp rắc rối lớn nếu rừng ngập mặt biến mất. Ảnh: Internet

Đặc biệt, California phần lớn rừng ngập mặn sẽ biến mất vào năm 2100, số còn lại sẽ biến mất vào năm 2050.

Richard Ambrose, Giáo sư ngành môi trường tại Đại học California cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát 14 rừng ngập mặn dọc bờ biển Thái Bình Dương, đại diện cho đặc trưng vật lý của mỗi loài. Các nhà khoa học đã thiết kế các mô hình để dự báo mỗi vùng đầm lầy sẽ bị ảnh hưởng bởi các kịch bản nước biển dâng khác nhau.

Trong một kịch bản mực nước biển dâng hạn chế, tác động sẽ nhỏ. Tuy nhiên, mực nước biển dâng trung bình và lớn thì tác động sẽ lớn hơn. Trong một kịch bản tồi tệ, các vùng ngập mặn sẽ hoàn toàn biến mất.

Nhưng ngay cả những dự đoán theo kịch bản khắc nghiệt có thể cũng ở mức ôn hòa. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng nước biển dâng toàn cầu có thể kéo dài 300 năm nữa sau khi khí thải các bon và khí quyển nóng lên yếu đi. Việc tốt nhất các nhà khoa học có thể làm là đưa ra nhiều khả năng và xác định các bước mà cộng đồng và chính phủ có thể thực hiện để ngăn chặn và chuẩn bị cho các kịch bản tồi tệ nhất.

Theo nghiên cứu mới, các kịch bản mức độ vừa phải có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng động thực vật, bao gồm dễ chịu tổn thương như các loài cá và chim sinh sống hoặc ghé qua vùng đầm lầy Thái Bình Dương.

Ở những nơi khác trên đất nước Mỹ, rừng ngập mặn có thể biến thành đất liền khi nước biển dâng. Nhưng dọc bờ biển Thái Bình Dương, sự gia tăng của địa hình dốc và phát triển đô thị dày đặc có thể làm cho quá trình biến đổi vùng đầm lầy không xảy ra ở hầu hết các nơi.

Ngoài việc cung cấp nơi trú ẩn và nuôi dưỡng các loài chim, động vật có vú và cá, rừng ngập mặn cũng giúp bảo vệ con người chống lại lũ lụt và cung cấp các dịch vụ lọc giúp giữ cho độc tố không di chuyển vào các hệ thống nước ngọt nội địa.

Các nhà khoa học cho rằng phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ các vùng ngập mặn đang tồn tại. Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm lắng đọng trầm tích để nâng cao đất và bảo vệ các vùng đầm lầy.

UPI
Đăng ngày 28/02/2018
M.H Lược dịch
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 14:10 25/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 14:10 25/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 14:10 25/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 14:10 25/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 14:10 25/01/2025
Some text some message..