Nước biển ở Vịnh Nghi Sơn đổi màu, cá nuôi lồng chết hàng loạt

Tính đến ngày 9/9, tại xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, 21 hộ nuôi cá lồng trong vịnh Nghi Sơn có cá bị chết với số lượng gần 50 tấn, trong đó chủ yếu là loại cá đặc sản như cá mú, cá hồng, cá giò. Ước tính thiệt hại lên đến 7 tỷ đồng.

ca long bi chet
Cá lồng bị chết được người dân đem phơi khô. (Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN)

Ông Nghiêm Văn Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghi Sơn cho biết hiện tượng cá chết rải rác từ ngày 6/9. Ngày 8/9, cá lồng bị chết nhiều nhất, có hộ mất đến 5 tấn cá.

Gia đình ông Trần Văn Thạ ở thôn Nam Sơn là một trong những hộ có cá lồng bị chết nhiều nhất.

Ông Thạ cho biết từ khoảng 5 giờ ngày 8/9, có hiện tượng cá nổi lên ngáp nước, sau đó nhiều con ngửa bụng ra chết. Đến khoảng 9 giờ cùng ngày, cá trong lồng bị chết hàng loạt. Thấy có hiện tượng bất thường, gia đình ông Thạ đã khẩn trương dùng tàu kéo các ô cá lồng ra ngoài khơi để tránh tình trạng cá chết nhưng cũng không cứu được là bao.

Gia đình ông có 17 ô lồng nuôi cá, đã bị chết trắng 14 ô lồng, với tổng khối lượng khoảng 5 tấn cá mú, cá hồng, cá giò, thiệt hại trên 400 triệu đồng.

Gia đình ông Nguyễn Viết Xuân, ở thôn Thanh Sơn, xã đảo Nghi Sơn cũng có 25 ô cá lồng bị chết với số lượng lên đến 5 tấn cá; trong đó chủ yếu là cá chuẩn bị xuất bán. Gia đình ông Xuân bị thiệt hại lên đến gần 500 triệu đồng.

Trước thực trạng cá lồng bị chết hàng loạt, Ủy ban Nhân dân xã đảo Nghi Sơn đã cử cán bộ đến các ô lồng của các hộ nuôi động viên người dân, đồng thời giúp nhân dân thu gom cá chết, tránh gây ô nhiễm môi trường và tránh tình trạng lây lan sang các lồng khác.

Trong hai ngày 8-9/9, cán bộ Chi cục thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Thanh Hóa) cũng đã về xã Nghi Sơn lấy mẫu nước, mẫu cá chết để xác định nguyên nhân cá chết.

Theo ghi nhận của chính quyền địa phương và các hộ gia đình nuôi cá lồng, từ ngày 6-8/9, nước biển trong vịnh Nghi Sơn cũng bị đổi sang màu đỏ và xuất hiện váng bọt. Đây cũng là thời điểm trùng với cá lồng của các hộ dân tại đây bị chết hàng loạt. Những gia đình kịp thời dùng tàu kéo các ô lồng ra ngoài khơi xa thì giảm được lượng cá chết.

Điều đáng nói là khi số cá lồng bị chết chưa rõ nguyên nhân, các hộ nuôi cá lồng đã đem bán số cá bị chết cho thương lái nhằm giảm một phần thiệt hại cho gia đình.

Toàn xã đảo Nghi Sơn có 66 hộ nuôi cá lồng. Các hộ dân ở đây đã nuôi cá lồng khoảng 10 năm nay./.

TTXVN/Vietnam+, 09/09/2016
Đăng ngày 11/09/2016
Trịnh Duy Hưng
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:32 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:32 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:32 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:32 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:32 05/11/2024
Some text some message..