Nước mắt người dân vùng hạn mặn

Mùa khô năm nay, nhiều tỉnh thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải hứng chịu những thảm cảnh của sự biến đổi khí hậu hết sức khốc liệt. Cuộc sống, sinh hoạt của người dân địa phương trở nên khó khăn hơn do mùa màng thất bát. Có nơi, vì không sống được với hạn hán nên nhiều gia đình đã khăn gói lên tận các tỉnh miền Đông Nam Bộ tìm việc mưu sinh, chờ qua mùa hạn sẽ trở về.

Lúa chết
Hạn mặn làm khô héo cả miền Tây,

Nông dân phải xa quê làm công nhân

Dưới cái nắng gay gắt của những ngày tháng 3, trên đường đi công tác ở TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau), tình cờ chúng tôi bắt chuyện và làm quen được với anh Trần Hoàng Giao (37 tuổi, ngụ xã Lý Văn Lâm). Thời điểm chúng tôi đến, anh Giao vừa ở tỉnh Đồng Nai về lại địa phương sửa chữa căn nhà xập xệ của gia đình để chuẩn bị đón mùa mưa sắp đến.

Mồ hôi nhễ nhại vì tất bật với công việc sửa chữa đang dang dở, anh Giao vội lấy tay lau mặt, rồi chia sẻ: “Tôi đi Đồng Nai làm từ hồi tháng 11 năm ngoái, lúc đó đã bắt đầu vào mùa khô rồi, đến giờ mới trở về địa phương, mấy ngày tết tôi cũng ở trên đó làm luôn. Chớ ở đây mùa này làm gì sống, bởi đất đai chua phèn không sản xuất, chăn nuôi được gì cả.

Ở xứ này, người ta đi miền Đông làm ở công ty, xí nghiệp nhiều lắm. Lên đấy, dẫu công việc có cơ cực, nhưng nhận lại được đồng lương tương xứng, chớ cứ bám víu ở quê mùa hạn thì biết bao giờ cuộc sống mới khá lên được”.


Trước cơn hạn mặn, nhiều nông dân không thể ở lại với đất quê.

Anh Giao còn nói, trước đây gia đình anh sinh sống bằng nghề trồng rau màu nên thu nhập của gia đình cũng bấp bênh. Nhất là từ khi bắt đầu vào mùa nắng hạn, thì đất trồng màu của gia đình anh Giao trở nên cằn cỗi. Anh Giao cho hay: “Đất này bị nhiễm mặn, nên trồng rau chỉ được vào mùa mưa thôi, chứ đến mùa hạn là không trồng được vì đất phèn. Bởi phía sau nhà, người ta nuôi tôm quảng canh mà, nếu mùa này mà trồng rau màu được thì vô mánh, bởi giá rất cao”.

Anh Nguyễn Văn Kiệt (32 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) tâm tình: “Ở quê mùa này, làm sao sống được với ruộng đồng, vườn rau. Nếu cứ bám víu thì chỉ có gánh lấy nhiều thiệt hại thôi. Vài ngày tới tôi sẽ ra Vũng Tàu làm việc, để kiếm thêm thu nhập, chứ sống cảnh này tôi không chịu được. Cố gắng làm một thời gian, tranh thủ tích góp một ít vốn rồi về quê mua gia cầm giống để chăn nuôi, sắp đến mùa mưa rồi”.

Theo anh Kiệt, hiện anh đã gửi hồ sơ xin việc làm vào 1 công ty ở TP.Vũng Tàu và công ty này đã nhận anh vào làm việc vào giữa tháng 3 tới. Tranh thủ thời gian chưa đi làm, anh Kiệt nán ở lại quê để bắt cho hết mớ tôm, cua còn sót lại dưới đầm tôm kiếm thêm chút thu nhập. Xong xuôi, anh bắt đầu phơi đầm, cải tạo đất một thời gian để đi làm. Vài tháng sau, anh trở về địa phương để tiếp tục công việc ruộng đồng.

Chỉ những luống rau màu vàng úa, cằn cỗi, anh Kiệt chua xót: “Đó, anh thấy không, mùa này là vậy, mình còn không sống nổi chớ nói chi là rau màu. Rau thiếu nước, giống như người thiếu ăn vậy anh ạ. Cứ cằn cỗi rồi chết dần, chết mòn thôi, nên mình không thể cứ trông chờ vào những luống rau, vài công đất vuông được, phải đi làm ăn vài tháng rồi về”.

Tập sống chung với hạn mặn

Nhìn cảnh tượng, ruộng đồng thì nứt nẻ, rau màu thì cằn cỗi, úa vàng vì thiếu nước tưới, đã khiến chúng tôi cảm thấy chua xót cho người nông dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Bởi họ đã hứng chịu quá nhiều thiệt thòi vì thiên tai.

Và rồi, họ đã khóc, khóc rất nhiều, sau nhiều lần rơi nước mắt vì tiếc rẻ cho những đám rau, con tôm, đám lúa…, sắp đến ngày thu hoạch thì chết dần, chết mòn vì nắng gay gắt. Bây giờ, họ đã không còn khóc nữa, bởi cứ than trách “ông trời” thì cũng chẳng giúp ít gì. Hơn hết, là tự thân vận động, tìm đường khác để mưu sinh và tập dần theo thói quen “sống chung với lũ”.

Những dòng sông, kênh rạch đã cạn kiệt nguồn nước, khô khốc, xa xa có các phương tiện như ghe, xuồng, võ lãi… được dùng để di trên sông nước, thì nay lại lì lợm nằm một chỗ vì… không thể di chuyển được. Cũng từ đó, nhiều nơi trồng lúa đã thu hoạch nhưng người dân phải trữ lại trong nhà, và chờ đến mùa mưa để bán cho thương lái.

Còn bây giờ thì không thể vào mua được do nước sông cạn khô nên không có đường vận chuyển. Riêng những khu vực gần đường giao thông nông thôn thì người dân phải chịu khoản phí từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn lúa (tùy vào khoảng cách) thuê người vận chuyển ra địa điểm tập kết để bán cho thương lái. Đấy là những gì mà chúng tôi ghi nhận được ở vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau - nơi gánh chịu nhiều ảnh hưởng nhất của đợt hạn mặn năm nay.

Một hộ dân ở xã Khánh Bình Đông, H.Trần Văn Thời, cho biết: “Do gia đình cần tiền để trang trải sinh hoạt, trả nhân công gặt lúa nên tôi mới vừa thuê xe để chở khoảng 2 tấn lúa ra ngoài đường lớn để bán cho thương lái, chi phí thuê mỗi tấn tốn khoảng 300.000 đồng. Những năm trước, sông rạch còn nước thì ghe tàu vào vận chuyển thoải mái, còn năm nay thì nhiều hộ phải trữ lúa lại, đợi mùa mưa xuống, sông rạch có nước mới bán lúa, chứ bán bây giờ thì lỗ lắm”.

Theo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, hiện địa phương đã có khoảng 18.000 héc-ta đất trồng lúa của nông dân bị thiệt hại trong vụ lúa đông xuân năm nay. Nhiều công trình giao thông được xây dựng hàng trăm tỉ đồng cũng bị sụp lún mà nguyên nhân chính là do khô hạn...

Trước tình hình trên, vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp về tình trạng hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa của 2 H.U Minh, Trần Văn Thời. Qua đó, tăng cường sự giám sát của các cơ quan có liên quan tích cực theo dõi, giám sát để sớm tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời, đúng hướng giúp người dân an tâm sản xuất.


Sông rạch khô cằn, cả miền Tây cũng ngoắc ngoải theo.

Gia đình ông Trần Văn Hoàng, 67 tuổi, ngụ xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau (Cà Mau) đang phải tập sống chung với thiên tai, hiện ông Hoàng có khoảng 500 mét vuông đất trồng màu để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, gần đây, do đất bị nhiễm mặn, nên ông đã bỏ trống, có chăng, thì chỉ trồng được khi mùa mưa xuống.

“Năm nay nắng hạn dữ quá, cây cối còn sống không muốn nỗi, mùa màng thì chẳng thu hoạch được gì. Vì vậy, kinh tế gia đình giảm sút luôn. Nếu mà mùa này trồng rau, cải được thì bán được giá dữ lắm, ở chợ, giá các mặt hàng rau cải tăng chóng mặt luôn, vậy mà trồng không được gì, tiếc thật”, giọng ông Hoàng đầy nuối tiếc.

Để tránh việc gieo trồng bị thiệt hại, nên ông Hoàng đã bỏ đất trống mà chuyển sang chăn nuôi gia cầm như, vịt, ngỗng… để kiếm thêm thu nhập mùa hạn mặn. “Bây giờ, mà cứ bám đất trồng rau màu thì có nước mà chết đói. Mình phải biết thích nghi, chuyển sang công việc khác để kiếm sống, chứ ngồi đó mà than trách ông trời thì làm sao được, đó là thiên tai mà. Sống ở vùng nào thì phải biết đặc điểm của vùng đó chớ, nên tôi phải học cách sống cùng với nó”, ông Hoàng nói.

Ông Nguyễn Chí Linh, ngụ P.Hộ Phòng, TX.Giá Rai (Bạc Liêu) cho biết, ông có khoảng 1 héc-ta đất nuôi tôm quảng canh cải tiến, những tháng mùa khô năm nay tôm nuôi có dấu hiệu chậm lớn và chết do nắng nóng. Từ đó, nguồn thu nhập của gia đình ông Linh bị giảm sút, thậm chí có những con nước xổ vuông, ông Linh chẳng thu hoạch được gì và còn lỗ tiền xăng.

Ông Linh than: “Những tháng trước, thu hoạch tôm tuy không nhiều nhưng cũng có đồng ra, đồng vào. Còn hơn 1 tháng nay, tôm tép không có gì hết, thậm chí trên đầm còn lác đác xuất hiện tôm chết. Nắng nóng, nên ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi, quyết không đầu hàng với nắng hạn, nên tôi đã đi mua rơm về bỏ xuống vuông nuôi để giúp vật nuôi có nơi tránh trú qua mùa nóng, bây giờ phải tập thích nghi với thiên tai thôi, chớ biết làm sao được”.

Kỹ sư Đinh Hải Đăng, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, đang công tác tại một công ty giống ở Bạc Liêu, khuyến cáo: “Để tránh rủi ro, thiệt hại do nắng hạn, thời điểm này, người nuôi thương xuyên bơm nước vào đầm tôm với một mật độ vừa phải, khi nguồn nước xuống thấp thì tiếp tục bơm vào. Tránh tình trạng để thiếu nước, khi đó, nắng nóng làm mặt đầm khô hanh, sẽ thiệt hại lớn cho tôm nuôi. Đồng thời, kết hợp việc bỏ rơm xuống ao tôm để tạo bóng mát cho tôm nuôi”.

Một Thế Giới
Đăng ngày 13/03/2020
Khải Trần
Môi trường

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 06:53 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 06:53 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 06:53 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 06:53 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 06:53 25/04/2024