Nước xả thủy điện từ Trung Quốc sẽ đổ về ĐBSCL vào giữa tháng Tư

Ông Đồng Văn Tự, Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tháng Tư là tháng rất căng thẳng về nguồn nước để các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống vụ Hè Thu.

Đập Cảnh Hồng
Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)

Với lượng xả và số ngày như thông báo, nguồn nước xả từ Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) sẽ là nguồn nước lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Đồng Văn Tự cho biết, dự báo sau khoảng 19 ngày, nguồn nước xả từ Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng mới có thể về đến Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi thực tế, có chuỗi quan trắc dài và phụ thuộc vào các quốc gia lấy nước, cũng như các dòng chảy nhánh.

"Lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vẫn còn rất lớn, điều quan trọng là đón nước và lấy nước hiệu quả. Ngay cả khi nguồn nước về đến Việt Nam, nếu không có giải pháp lấy nước tốt, nguồn nước này cũng sẽ ra đổ ra biển. Tổng cục Thủy lợi đang xây dựng những phương án tối ưu để khuyến cáo, hướng dẫn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước," ông Đồng Văn Tự nhấn mạnh.

Không hoàn toàn đợi nguồn nước xả từ Trung Quốc, từ đầu năm đến nay các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã có 3 đợt lấy nước hiệu quả.

Mỗi đợt dự báo có thể lấy nước, Tổng cục Thủy lợi đều có công điện gửi các địa phương thông báo, dự báo nguồn nước để địa phương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo; đồng thời hướng dẫn các giải pháp lấy nước, tích trữ nước.

Theo ông Đồng Văn Tự, nhìn chung các địa phương rất tích cực chủ động lấy nước, tích trữ nước. Các đợt lấy nước này đã cứu hàng chục nghìn hécta cây trồng của các địa phương, cũng như khắc phục khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Đặc biệt, với nguồn nước xả từ Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng càng phải chuẩn bị thật chu đáo.

Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn và đánh giá tác động của việc xả nước từ Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng đến Đồng bằng sông Cửu Long.

Viện Khoa học Thủy miền Nam đang theo dõi diễn biến dòng chảy và sẽ có dự báo để địa phương xây dựng kế hoạch lấy nước đồng bộ, hiệu quả nhất.

Theo thông báo trước đó, Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng đã xả với lưu lượng xả 2.190m3/giây để bổ sung nước cho hạ du sông Mekong, thời gian từ 15/3 đến 10/4.

Theo tính toán của Ủy hội sông Mekong, sẽ có 27-54% lượng nước xả từ Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng đổ về Đồng bằng sông Cửu Long./. 

TTXVN/Vietnam+, 23/03/2016
Đăng ngày 24/03/2016
Bích Hồng
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:24 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:24 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:24 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:24 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:24 06/02/2025
Some text some message..