Nuôi cá chình bông, hướng đi mới

Nông dân Phạm Hồng Phúc ngụ tại ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn; sau một lần đi thăm người quen ở Cà Mau thấy mô hình nuôi cá chình mang lại hiệu quả cao, ông đã mạnh dạn đầu tư mô hình ương nuôi cá chình bông trong ao đất và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

ông Phúc

Ông Phúc cho biết: “Cá chình bông là loài dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cá tạp, ốc, tép… xay nhuyễn, tỷ lệ sống rất cao có thể lên tới  90 % và lại ít xảy ra bệnh tật”. Ngoài ra, có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi cá chình. Cá chình bông đang là một loại thủy sản đang có giá trị kinh tế cao và ổn định trong thời gian gần đây, hiện tại giá cá chình bông thương phẩm loại 0,6 – 1kg có giá bán 360.000 đ/kg, loại từ 1 – 1,5 kg có giá bán 410.000đ/kg. Hiện ông Phúc đang nuôi 2 ao: 1 ao nuôi cá chình thương phẩm và 1 ao nuôi cá chình giống. Với ao nuôi cá chình thương phẩm có diện tích 2.500m2, ông thả 1.000 con cá với kích cỡ 10 con/kg có giá mua khoảng 130.000 đ/con. Sau thời gian 1 năm cá đạt kích cỡ 1 – 1,5 kg/con thu hoạch với giá bán 400.000 đ/kg, ông thu được lợi nhuận khoảng từ 300 – 400 triệu đồng.

Ao nuôi cá chình giống có diện tích 1.000m2, ông thả 5.000 con cá với kích cỡ 100 con/kg có giá mua khoảng 28.000 – 30.000 đ/con . Sau thời gian 3 tháng đến 1 năm,  tùy theo nhu cầu của thị trường ông sẽ xuất bán với các cỡ cá giống khác nhau: Cá đạt kích cỡ 50 con/kg có giá bán giá 48.000 đ/con, cá đạt kích cỡ 30 con/kg có giá bán giá 70.000 đ/con, cá đạt kích cỡ 20 con/kg có giá bán giá 85.000 đ/con và cá đạt kích cỡ 10 con/kg có giá bán giá 130.000 đ/con. Trừ hết các chi phí, thu được lợi nhuận khoảng từ 400 – 600 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, tình hình nuôi cá chình thương phẩm phát triển ngày càng mạnh mẽ ở các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…, ông mở rộng thêm 6 ao ương cá chình giống ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Theo ông Phúc thì ương cá chình giống và nuôi thương phẩm cách chăm sóc giống nhau, tuy nhiên ương cá chình giống sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Ông Phúc lưu ý, trong quá trình nuôi nên giữ nguồn nước sạch, đảm bảo đủ hàm lượng oxy trong nước, thức ăn cá chình tuy đơn giản nhưng phải tươi, cần trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa và cho cá ăn vào buổi chiều mát.

Ương nuôi cá chình bông trong ao đất đã và đang đem lại lợi nhuận cao cho gia đình ông Phạm Hồng Phúc. Ngoài cung cấp giống thì ông Phúc cho biết còn thu mua lại cá chình thương phẩm ở các hộ nuôi để đẩy mạnh nghề nuôi cá chình. Đây có lẽ sẽ là hướng đi mới cho nông dân Thoại Sơn tăng thu nhập, vươn lên làm giàu.

Sở NN & PTNT An Giang, 13/01/2014
Đăng ngày 22/01/2014
Phan Thị Thanh Hằng - Trạm khuyến nông Thoại Sơn
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 18:29 07/05/2024

Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ nâng cao năng lực ngành tôm

Ngành tôm nước ta trong các nước châu Á đang mất dần thị phần vì giá thành cao (tăng từ 3,5 USD năm 2009 lên 3,7 USD năm 2023 với tôm cỡ 50-60 con/kg), tỷ lệ chết trong quá trình nuôi có khi lên tới 40-50%.

Tôm thẻ
• 18:29 07/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 18:29 07/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 18:29 07/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 18:29 07/05/2024