Nuôi cá hô đất, hướng đi mới

Gần đây, một số nông dân (ND) ở các địa phương như: Phú Tân, Châu Phú (An Giang)… mạnh dạn thả nuôi cá hô đất thương phẩm trong ao trứng nước, đây được xem là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi cá hô đất, hướng đi mới
Nếu nắm vững kỹ thuật nuôi, cá hô đất sẽ đạt trọng lượng từ 4-6kg, sau hơn 1 năm thả nuôi trong ao trứng nước.

Về xã Hòa Lạc (Phú Tân, An Giang) những ngày này, nhìn ngoài vuông trứng nước của ND, cái nắng như đổ lửa. Những năm gần đây, bà con ND đã tận dụng những vuông trứng nước để thả cá hô đất. Ông Út Lẫy (54 tuổi) đang bơm nước vào ao để tái tạo nguồn trứng nước. Hỏi thăm ông Út Lẫy, chúng tôi được biết ông vừa bán hơn 300 con cá hô đất được nuôi từ ao trứng nước.

Ông Lẫy cho biết, những năm trước, ông ương cá lóc giống, gặp thị trường bấp bênh nên thua lỗ liên tục. Với 8 công đất ruộng, ông đào ao để tạo nguồn trứng nước, rồi bán cho những hộ ương nuôi cá thác lác cườm, cá tra...

Mỗi ngày, ông xúc hơn 40kg trứng nước, bán với giá 8.000 đồng/kg, chỉ đủ chi phí trang trải cuộc sống gia đình. Sau đó, ông Út Lẫy nghĩ ra cách nuôi “2 trong 1”, tức là vừa tạo nguồn trứng nước, vừa đầu tư nuôi cá hô đất trong ao.


Nông dân gạn cá hô đất bán cho thương lái.

Ông Út Lẫy kể: “Năm ngoái, tui qua huyện Châu Phú tìm mua cá hô giống, mỗi con có giá 50.000 đồng/kg (to bằng cườm tay). Cá hô đất thích nghi với môi trường nước ao, hồ. Trong quá trình nuôi, tui không cần phải đầu tư thức ăn, cá vẫn sống và lớn nhanh…”.

Nghe đến đây, chúng tôi ngạc nhiên bởi cách nuôi “lạ đời” ấy. Ông Út Lẫy giải thích: “Cái ao có diện tích 8.000m2, rất rộng. Trong quá trình chạy nước, nguồn cá, tép thiên nhiên từ sông vào ao sinh sản mạnh, tạo lượng thức ăn rất phong phú và nhiều chất dinh dưỡng cho cá hô”.

Với cách nuôi táo bạo đó, chỉ hơn 1 năm, 300 con cá hô giống đã lớn rất nhanh. Mới đây, ông Lẫy gạn cá hô cân cho thương lái, mỗi con nặng từ 4-6kg. Được xem tận mắt những con cá hô rất to, những ND gần đó ai cũng thán phục.

Ông Lẫy tự hào chia sẻ: “Cá hô đất là loài rất dễ nuôi, có tỷ lệ sống cao. Đồng thời, đem lại lợi nhuận kinh tế khả quan hơn so với việc ương nuôi cá lóc”.

Hiện tại, thương lái thu mua cá hô thương phẩm dao động từ 65.000-70.000 đồng/kg, với giá này, ông Lẫy bán mỗi con cá hô thu về từ 280.000-300.000 đồng (mỗi con cân nặng từ 4-6kg), cá biệt có con lên tới 400.000 đồng.

Ông Lẫy nhẩm tính: “Tui mua mỗi con giống cá hô là 50.000 đồng, sau hơn 1 năm nuôi, bình quân mỗi con nặng 4kg, bán với giá 70.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lời mỗi con trên 200.000 đồng. Trong khi đó, tui không tốn tiền mua thức ăn và không tốn công chăm sóc”.

Vừa rồi, ông Lẫy xuất bán 300 con cá hô đất, đạt lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng sau khi đã trừ tất cả chi phí.

Thấy được mô hình nuôi cá hô trong vuông trứng nước mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân ở xã Hòa Lạc bắt chước làm theo. Cụ thể, hộ ông Nam tham gia thả hàng trăm con cá hô giống trong ao trứng nước rộng hơn 1ha.

Ông Nam có cách nuôi khác với ông Lẫy, trong quá trình thả cá hễ thấy thị trường cần, có giá cao thì ông gạn và chọn cá lớn bán dần. Nhờ cách làm như vậy, đến nay ông Lẫy đã gạn bán hơn 100 con cá hô, mỗi con nặng từ 4-5kg.

Hiện nay, cá hô đất nuôi trong ao tuy mang lại giá trị kinh tế khá cao nhưng cá hô thương phẩm lại chưa có thị trường ổn định. Do đó, người nuôi cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư thả nuôi với số lượng nhiều, tránh tình trạng cung vượt cầu, rồi dẫn đến thua lỗ.

Theo ThS Nguyễn Hoàng Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, trước đây chỉ có một vài hộ nuôi cá hô xen với các loại cá khác trong bè, nhưng rất ít. Còn hiện tại do ND thả nhỏ lẻ trong ao đất nên ngành chức năng chưa thống kê được có bao nhiêu hộ đầu tư nuôi cá hô trong ao. Hướng tới sẽ khảo sát lại tình hình nuôi loài cá này của bà con ND.

Báo An Giang
Đăng ngày 18/05/2018
Lưu Mỹ
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 20:45 15/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 20:45 15/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 20:45 15/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 20:45 15/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 20:45 15/03/2025
Some text some message..