Nuôi cá lồng bè Quảng Nam: Lợi nhuận cao rủi ro lớn

Nuôi cá lồng bè là một trong những mô hình kinh tế xuất hiện trong những năm qua với nhiều tiềm năng, nguồn lợi lớn. Tuy vậy, cho đến nay, ở Quảng Nam, mô hình này vẫn còn đang diễn ra nhỏ lẻ, manh mún cùng nhiều rủi ro.

Nuôi cá lồng bè Quảng Nam: Lợi nhuận cao rủi ro lớn
Nghề nuôi cá lồng bè mang lại nguồn lợi kinh tế cao còn nhiều rủi ro.

Tiềm năng lớn

Anh Nguyễn Văn Nghĩa, trú P. Hòa Phước (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) là một trong những điển hình trong thành công bước đầu từ nuôi cá lồng bè. Tốt nghiệp Đại học, anh có được công việc đúng chuyên môn với mức lương ổn định nhưng một lần được người quen giới thiệu về tiềm năng của nghề nuôi cá lồng bè nên anh gạt tất cả qua một bên về quê khởi nghiệp với nghề nuôi cá. Anh đầu tư số vốn ban đầu gần 300 triệu đồng để làm 10 lồng bè, mua cá diêu hồng giống về thả ở sông Tam Kỳ. Cá thả bè thường được nuôi từ 6-7 tháng là có thể xuất bán với giá tùy vào từng thời điểm dao động từ 40-50 nghìn/kg. Hiện tại, Nghĩa đang mở rộng sản xuất, dự kiến sẽ tăng số lồng và cá giống.

Ông Trần Hường, P. Cửa Đại (TP Hội An) cho hay, cả gia đình ông từ vợ chồng đến con cái hiện đang theo nghề nuôi cá lồng bè. Riêng vợ chồng ông có đến gần 100 lồng thả trên khu vực Cửa Đại với mức thu nhập bình quân hằng năm hơn 300 triệu đồng.

“Các loại cá giống đều là loại cá được thị trường rất ưa chuộng như cá diêu hồng, cá mú... Mình bỏ vốn để mua cá giống tại các cơ sở bán cá giống trên địa bàn tỉnh về chịu khó học hỏi kinh nghiệm, mánh khóe nuôi cá đạt chất lượng thì dễ dẫn đến thành công nếu không có trở ngại gì. Gia đình tôi đã nuôi cá mấy năm nay nên đời sống kinh tế cũng dần khấm khá hơn, có của ăn của để cũng nhờ nuôi cá lồng bè”, ông Hường chia sẻ.

Nghề nuôi cá lồng bè xuất hiện ở hầu hết các huyện trên địa bàn Quảng Nam như: Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình... đến các huyện miền núi như: Nam Trà My, Bắc Trà My. Lợi dụng nguồn nước thuận lợi ở các con sông, cửa biển người dân tiến hành thả lồng để nuôi cá, phát triển kinh tế. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, hiện tại, trên địa bàn có gần 13.000 ha diện tích nước ngọt có thể khai thác để nuôi cá lồng bè với 3.000 lồng cung cấp ra thị trường 4.000 tấn cá mỗi năm. Định hướng đến năm 2020, con số lồng bè sẽ tăng lên 4.000-5.000, khi đó sản lượng cá cung cấp là 6.000 tấn. Trong đó, các loại cá được người dân thả lồng như: Cá diêu hồng, cá bớp, cá chẽm, cá dìa, cá mú...


Nỗi lo lớn nhất của người nuôi cá lồng bè là cá chết.

Còn nhiều nỗi lo

Nuôi cá lồng bè mang lại nguồn lợi kinh tế cao là điều không cần bàn cãi. Tuy vậy, đây cũng là nghề đầy rủi ro. Mới đây, sự việc cá lồng bè trên sông Tam Kỳ đoạn chảy qua xã Tam Phú chết hàng loạt khiến người dân như “ngồi trên đống lửa” là một ví dụ. Theo người dân, tình trạng cá chết diễn ra đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng nhưng không rõ nguyên nhân. Cá chết nổi đầy trên mặt nước gây mùi hôi thối, khó chịu khiến người dân phải bỏ công sức để vớt cá mang đi chôn. Ông Nguyễn Hùng (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) đã có kinh nghiệm nhiều năm nuôi cá lồng bè bộc bạch, nuôi cá lồng bè nếu gặp may mắn thì đổi đời, ngược lại nếu không được “trời thương” thì ngậm ngùi trắng tay. Đợt cá chết vừa qua gia đình ông Hùng cũng không tránh khỏi.

Theo phân tích của ông Hùng, “khắc tinh” của nghề nuôi cá là sự biến đổi thời tiết. “Thời tiết mát mẻ, thuận lợi thì cá sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhưng ngược lại thì cá sinh trưởng chậm và rất dễ bị chết. Có khi, một lồng cá phải tốn công chăm sóc đến tận 10 tháng mới có thể xuất bán. Thời gian qua, sự biến đổi của thời tiết, liên tục những đợt nắng nóng kéo dài cũng gây không ít trở ngại cho nghề chăn nuôi. Trường hợp vào mùa mưa bão thì rủi ro càng nhân lên cao”, ông Hùng chia sẻ.

Theo nhận định của các chuyên gia cùng các ngành chức năng, nuôi cá lồng bè còn là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường sông nước rất cao. Ngoài ra, điều này còn gây cản trở giao thông đường thủy, chặn dòng chảy... dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Xuất phát từ kế sinh nhai, người dân thường bất chấp để thả lồng chăn nuôi, điều này các cơ quan chức năng không khuyến cáo nhưng cũng không thể mạnh tay ngăn chặn. Một vấn đề đáng lưu tâm nữa là đầu ra sản phẩm, đa số thả nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên đầu ra cũng bấp bênh, may rủi. Điều đáng lo ngại là thương lái thường “bóp” giá theo ngẫu hứng, chưa có sự “liên kết” giữa những người nuôi cá để bình ổn giá.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho rằng, việc người dân nuôi cá lồng bè là hoàn toàn tự phát và còn manh mún, nhỏ lẻ. Tại Quảng Nam chỉ có một số nơi được các ngành chức năng cho phép thả nuôi còn lại đa số là người dân tự ý. Trong khi đó, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam thì cho rằng, chính việc người dân tự ý thả nuôi nên xuất hiện nhiều bất cập, rủi ro, yếu kém. Để chăn nuôi đạt hiệu quả cần phải có sự vào cuộc từ nhiều phía, tìm ra một hướng đi mới. Điều quan trọng phải áp dụng các phương tiện kỹ thuật tốt nhất, khoa học nhất, bài bản nhất, tạo ra sản phẩm chất lượng nhất. Hiện, các ngành chức năng tỉnh cũng đang tổ chức rà soát, quy hoạch lại đối với nghề nuôi cá lồng bè.

CADN
Đăng ngày 09/07/2018
Phi Nông
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:05 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 17:05 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 17:05 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 17:05 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 17:05 17/02/2025
Some text some message..