Nuôi cá lồng bè trên sông Tam Kỳ

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.

Lồng cá trên sông Tam Kỳ. Ảnh: P.Hoàng

Sông Tam Kỳ với đặc điểm ưu việt là nước sông sạch, chưa bị ô nhiễm từ chất thải các khu công nghiệp, nằm bên cạnh thành phố nên rất thuận lợi cho người dân trong việc đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Hai hộ dân được chọn nuôi cá lồng thí điểm là hộ ông Nguyễn Minh Hùng và ông Trần Minh Pho, đều ở phường An Sơn - TP.Tam Kỳ. Tổng diện tích  thí điểm là 1.000m2 bao gồm 18 lồng (trong đó hộ ông Hùng nuôi 12 lồng, hộ ông Pho nuôi 6 lồng). Qua 2 tháng thả nuôi trung bình 6.000 con giống/lồng (trọng lượng 30g/con, mật độ thả 100 con/m3, mỗi lồng có thể tích 60m3, dạng khối hình lập phương), hiện trọng lượng cá đã hơn 300g/con. Dự báo, sau 2 tháng nữa thì trọng lượng cá sẽ từ 600g/con trở lên. Nếu chăm sóc tốt, mỗi vụ cá sẽ cho năng suất mỗi lồng từ 3 - 3,5 tấn, lãi ròng 30 - 35 triệu đồng/vụ.

Theo ông Trần Văn Tương – Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh, sông Tam Kỳ có dòng chảy, con nước phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều nên tạo được độ thông thoáng, cung cấp nhiều oxy cho cá, các chất cặn bã, dơ bẩn cá thải ra đều bị cuốn đi. Ngoài ra, nước sông có độ mặn bình thường, địa hình khuất gió là điều kiện tuyệt vời để cá sinh trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng nên khuyến cáo người dân nuôi ở mức độ cho phép vì nuôi nhiều quá sẽ dẫn đến hậu quả về môi trường.  “Thời gian đến chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với thành phố quy hoạch khoanh vùng nuôi một mặt nước nhất định và sẽ bố trí mô hình sao cho đáp ứng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vấn đề môi trường” - ông Tương nói. Ông Nguyễn Minh Hùng, người dân tham gia mô hình cho biết: “Chúng tôi nuôi chủ yếu là cá diêu hồng; ngoài ra còn nuôi thêm cá trắm, cá tra để chúng ăn những chất cặn bã rong rêu dưới sông và xác cá diêu hồng chết. Hiện cá nuôi phát triển mạnh và lớn rất nhanh”.

Theo Bà Nguyễn Thị Đồng – Phó phòng Kỹ thuật thông tin (Trung tâm KN-KN), để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần làm tốt việc chuẩn bị lồng bè, chọn giống, chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật cho cá ăn và quản lý thức ăn dư thừa ở các giai đoạn cá phát triển. Bên cạnh đó, cần chọn mua giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, cá khỏe mạnh, cỡ cá đồng đều, sử dụng thức ăn của những doanh nghiệp có uy tín, có đầy đủ các thành phần cơ bản, bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid... “Nếu tính luôn 2 mô hình thí điểm hiện tại, hiện trên sông Tam Kỳ đã có 10 hộ dân tham gia với 4 cụm lồng. Có thể thấy đây là một trong những mô hình thuận lợi về mọi mặt bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp” - bà Đồng cho biết thêm.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 19/07/2013
PHÚC HOÀNG
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 18:48 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:48 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:48 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:48 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:48 20/04/2024