Nuôi cá nở rộ vì giãn cách xã hội ở Indonesia

"Đột nhiên rảnh" vì dịch COVID-19 buộc doanh nghiệp đóng cửa và nhiều người làm việc tại nhà, một số người dân thủ đô Jakarta (Indonesia) tìm thấy niềm vui mới lẫn thu nhập thêm từ việc nuôi cá, bao gồm cả cá cảnh lẫn cá da trơn như cá trê.

nuôi cá trê
Ông Akif Nugroho, chủ sạp vải batik trong một trung tâm mua sắm ở Trung Jakarta, chuyển sang nuôi cá đá trong dịch COVID-19 - Ảnh: Akif Nugroho

Các chủ trại cá giống tại Jakarta cho biết ngày càng có nhiều người tìm mua cá để nuôi lấy thịt tại nhà, đặc biệt là những loại cá da trơn và cá rô phi vốn có thể sinh trưởng trong không gian nhỏ hẹp và không cần chăm chút kỹ, theo kênh Channel NewsAsia ngày 11-7.

Thật vậy, ông Teguh Satrio, nhân viên bán máy móc xây dựng, tình cờ trông thấy một video chỉ cách nuôi cá da trơn trong một chiếc thùng nhựa hồi cuối tháng 5 và bị cuốn hút. Hai tuần sau đó, nhân viên bán hàng 40 tuổi này đã bỏ ra 700.000 rupiah (khoảng 48 USD) để sở hữu một hồ tự chế 6m2 và mua 100 con cá trê giống về nuôi trong căn hộ 2 tầng của mình.

"Tôi dự tính ăn một ít và phần còn lại đem biếu bạn bè cùng hàng xóm. Tôi coi lứa đầu tiên là để tích lũy kinh nghiệm. Nếu nuôi ba lứa thành công mà không chết nhiều cá, tôi sẽ xây hồ to hơn để nuôi và bán" - ông Satrio tiết lộ.

Theo lệnh phong tỏa của Chính phủ Indonesia, các dịch vụ không thiết yếu sẽ đóng cửa từ ngày 10-4 đến 8-6. Ông Akif Nugroho, chủ sạp vải batik trong một trung tâm mua sắm ở Trung Jakarta, vì vậy mất đi toàn bộ thu nhập. Nhờ gợi ý của một người bạn, ông chuyển sang nuôi cá đá. Ông đã lai ra khoảng 300 con cá giống và hiện chúng đang tầm 1 tháng tuổi.

"Phải mất hai đến ba tháng nữa để chúng bắt đầu lộ màu sắc ra. Nếu màu đặc sắc, chúng có thể có giá đến 15 triệu rupiah (khoảng 1.000 USD) một con. Do đó, phải hai đến ba tháng nữa chúng tôi mới có thể kiếm tiền được" - ông Nugroho cho biết.

Dù vậy, không phải ai cũng nuôi cá vì lợi nhuận. Ông Jap Kam Fat (56 tuổi) có thể bỏ ra hàng giờ liền mỗi ngày ngắm 6 con cá la hán ông vừa bắt đầu nuôi từ đầu tháng 6. Lao động đã về hưu này thừa nhận màu sắc, hoa văn và hình dáng chiếc đầu của những con cá la hán đã cuốn hút ông.

"Cho đến nay, tôi không nghĩ đến việc bán chúng. Nhưng nếu có một ngày có người ra giá tốt, tôi sẽ xem xét lại" - ông Fat chia sẻ. Một con cá la hán trưởng thành hơn 8 tháng có thể có giá 3 - 15 triệu rupiah.

Bà Widi Andini, chủ tiệm cá cảnh ở Đông Jakarta, tiết lộ doanh thu hằng ngày tăng đến 50%. Trước đại dịch, tiệm cá của bà Andini thu về khoảng 500.000 rupiah mỗi ngày. Trong 2-3 tháng qua, doanh thu hằng ngày của tiệm dao động 750.000 - 1 triệu rupiah.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 13/07/2020
Anh Thư
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 13:40 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:40 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 13:40 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 13:40 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 13:40 14/01/2025
Some text some message..