Nuôi cá rô phi bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP

Nuôi cá rô phi bền vững là tuân thủ quy trình kỹ thuật để sản phẩm đầu ra đảm bảo an toàn thực phẩm, có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và thị trường tiêu thụ - đó là mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Nuôi cá rô phi bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP
Nuôi cá rô phi VietGAP cho hiệu quả bền vững. Ảnh: Quang Quyết

Thành công ngoài mong đợi

Cá rô phi là đối tượng ăn tạp, dễ nuôi, ít dịch bệnh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân chủ yếu nuôi theo phương pháp truyền thống, tự phát, nhỏ lẻ, chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, sản phẩm sản xuất ra chưa đảm bảo an toàn thực phẩm. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với thị trường tiêu thụ dẫn đến nuôi ít thì thiếu mà nuôi nhiều lại dư thừa.

Để khắc phục những hạn chế đó, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/4/2016 về hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi cá rô phi thương phẩm với 4 nội dung cơ bản là an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an sinh xã hội.

Đến tháng 11/2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai và chỉ đạo xây dựng 349 ha nuôi tôm và cá theo VietGAP. Kết quả, trong năm 2017, mô hình nuôi gắn tiêu thụ sản phẩm vượt chỉ tiêu kế hoạch như: tỷ lệ sống 74,9%/70%, năng suất 16,7 tấn/ha (theo yêu cầu là 14 tấn/ha) tăng 19,2% so yêu cầu; kích cỡ thu hoạch đạt trung bình 750 g/con (so kế hoạch là 650 g/con, vượt 15,3%). Do đó lợi nhuận tăng cao trên 90 triệu đồng/ha/vụ (trừ các điểm bị thiệt hai do bão và lũ lụt gây ra). 

Phát triển bền vững

Ông Vũ Văn Thao (xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) tham gia mô hình trình diễn về “Nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm” với tổng diện tích 1 ha, chia sẻ: cá rô phi là đối tượng khá dễ nuôi, gia đình đã gắn bó nhiều năm nay nhưng đây là năm đầu tiên áp dụng hình thức nuôi theo VietGAP. So với các ao nuôi khác, việc áp dụng theo VietGAP giúp môi trường nước ổn định, có thể kiểm soát được dịch bệnh, từ đó giảm nhiều về chi phí thuốc kháng sinh, hóa chất đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong quá trình nuôi, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng hỗ trợ về kỹ thuật và một phần kinh phí. Sau thời gian 5 tháng, cá sinh trưởng phát triển tốt, hiện đã chuẩn bị thu hoạch, cỡ đạt 700 - 800 g/con, trung bình 710 g/con, tỷ lệ sống đạt 81%, năng suất trung bình ước 17 tấn/ha. Trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng 95 triệu đồng.

Là người có 10 năm kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, anh Nguyễn Văn Trường (xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) khi tham gia dự án, anh được Công ty TNHH MTV Hoàng Yên, Phòng NN&PTNT huyện Hiệp Hòa hỗ trợ 100% về con giống cá rô phi, 6.300 kg thức ăn viên nổi của chứa 30% protein để thực hiện mô hình. Giống, vật tư hỗ trợ được cấp phát nhanh, theo đúng tiến độ. Ngoài ra, anh còn thả thêm 100 cá mè hoa cỡ 0,5 kg vào ao nuôi giúp lọc nước, làm môi trường nước ao nuôi sạch hơn. Dự kiến, sau thời gian nuôi gần 6 tháng (từ tháng 5 - 11/2017), mô hình đạt về tỷ lệ sống khoảng 70,6%, cỡ cá trung bình 820 g/con. Sản lượng thu hoạch gần 18 tấn rô phi và 495 kg cá mè hoa.

Anh Trường chia sẻ thêm, khi tham gia dự án có nhiều thuận lợi như: Được hỗ trợ về giống và thức ăn; được ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm của mô hình nên đầu ra rất thuận lợi, không bị tư thương ép giá; Cán bộ chỉ đạo mô hình hướng dẫn nhiệt tình, thường xuyên về cách chăm sóc, quản lý ao nuôi, chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ để thực hiện mô hình…

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá rô phi trên 36 triệu USD, dự kiến năm 2017 là 45 triệu USD sang 68 thị trường (chủ yếu EU và Mỹ), tăng 32% so năm 2016 và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những thời gian tới. Dự án nuôi rô phi theo VietGAP 2016 - 2018 triển khai sẽ góp phần tích cực để thực hiện mục tiêu đó.

 

TSVN
Đăng ngày 15/12/2017
Kim Tiến
Nuôi trồng

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 09:36 11/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 09:36 11/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 09:36 11/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 09:36 11/05/2024

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:36 11/05/2024