Nuôi cá sặc rằn thu tiền tỷ

Hơn một tỷ đồng là số tiền lãi hằng năm của anh Trần Văn Khoát ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhờ mô hình nuôi cá sặc rằn.

cá sặc rằn
Thu hoạch cá sặc rằn

Anh Khoát (40 tuổi) ấp ủ giấc mơ làm giàu từ rất lâu, nhưng loay hoay mãi với mấy công ruộng vẫn không thể khá được. Năm 2009, anh mạnh dạn mướn xe múc 3.000 m2 đất ruộng làm ao nuôi cá sặc rằn. Đúng là “vạn sự khởi đầu nan”, năm đầu tiên còn thiếu kinh nghiệm lỗ hơn 100 triệu đồng. Thấy lỗ lớn gia đình và nhiều người khuyên bỏ cuộc, nhưng với quyết tâm phải thành công, anh đã tự tìm tòi học hỏi kỹ thuật nuôi và rút kinh nghiệm từ lần thất bại.

Năm 2010, anh thả 5.000 con giống vào 4 ao nuôi đã được xử lý rất kỹ. Sau 8 tháng chăm sóc, cá đạt trọng lượng 6 con/kg. Năm đó anh thu được 7 tấn, tính ra tiền được khoảng 550 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 300 triệu.

Tiếp nối thành công trên, anh Khoát mạnh dạn đầu tư nhiều hơn. Đến năm 2013 anh mở rộng diện tích lên 7.000 m2. Sản lượng thu được khoảng 25 tấn, với giá cá khá ổn định, dao động từ 80 - 100 ngàn đồng/kg, anh thu được khoảng trên 2 tỷ đồng. Trừ chi phí thức ăn khoảng 800 - 900 triệu và tiền thuê nhân công, còn lãi hơn 1 tỷ.

Trong thời gian 5 năm nuôi cá, từ 2009 - 2013, trừ tất cả các chi phí anh Khoát thu về gần 5 tỷ đồng. Sau vài năm chúng mánh, căn nhà gỗ trước đây đã được thay bằng một căn hộ sang trọng với đầy đủ tiện nghi.

Theo anh Khoát nuôi cá sặc rằn không khó lắm, về kỹ thuật khá đơn giản. Diện tích ao nuôi có thể dao động từ 300 - 1.000 m2, bờ bao phải cao để tránh ngập lụt. Trước khi thả cần phải cải tạo ao. Đầu tiên là hút bớt bùn cặn bưới đáy, sau đó vãi vôi sống (CaO) để hạ phèn và diệt khuẩn, khoảng 10 kg CaO/1.000 m2 là phù hợp. Sau khi cải tạo xong tiến hành lấy nước vào để thả cá giống con, mực nước ao nuôi khoảng 1,5 - 2 m.

Về cá giống, trọng lượng khoảng 250 con/kg là phù hợp để thả, mật độ cá con khi thả vào khoảng 20 - 30 con/m2 là tốt nhất. Trong thời gian nuôi nên chú ý thay nước mỗi tháng từ 1 - 2 lần.

Sau mỗi vụ thu hoạch, anh Khoát luôn chọn ra những con cá bố mẹ tốt nhất để ép sinh nở, nhằm chủ động nguồn cá con. Hiện tại anh đã đầu tư xây 3 bể để ép cá con. Chính vì thế anh không lo về nguồn cá giống kém chất lượng. Thậm chí là điểm cung cấp nguồn cá giống cho những hộ khác.

Anh Khoát cho biết thêm, khó khăn đáng kể nhất khi nuôi cá sặc rằn là cá bị bệnh về đường ruột và bị nấm. Nhưng có thể theo dõi để phòng ngừa, vấn đề này cũng không quá khó để khắc phục.

Nông Nghiệp VN, 11/02/2014
Đăng ngày 21/03/2014
Trung Hiếu
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:11 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:11 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:11 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:11 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:11 14/11/2024
Some text some message..