Nuôi cá tầm ở Tân Phú

Cá tầm là loài cá có giá trị kinh tế cao, thích nghi với môi trường vùng nước lạnh tại các nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Mấy năm gần đây, cá tầm đã được du nhập vào Việt Nam và được người dân nuôi thành công tại một số tỉnh vùng cao phía Bắc,  Lâm Đồng và hồ thủy điện Đa Mi của tỉnh Bình Thuận. Xác định địa phương có lợi thế về nguồn nước, mới đây Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Tân Phú đã triển khai nuôi thí điểm tại hai xã Phú Sơn và Trà Cổ. Qua 3 tháng nuôi, bước đầu đã cho thấy khả quan.

Anh Đặng Thanh Sơn đang kiểm tra cá tầm. Ảnh: L.Chương
Anh Đặng Thanh Sơn đang kiểm tra cá tầm. Ảnh: L.Chương

Mô hình nuôi cá tầm của anh Phương Quốc Ninh và anh Lê Văn Hòa tại ấp 6, xã Trà Cổ được Phòng NN-PTNT thực hiện nuôi thí điểm 150 con cá giống. Ngày mới đem về nuôi, cá tầm giống chỉ bằng ngón tay, nhưng sau 3 tháng nuôi thử nghiệm nay cá đã phát triển tốt. Anh Ninh cho biết: “Khu vực này trước đây tôi đã nuôi cá chép, cá rô, điêu hồng… Sau khi được Phòng NN-PTNT huyện tổ chức cho đi tham quan mô hình nuôi cá tầm ở huyện Đơn Dương - Lâm Đồng, tôi đã được hỗ trợ nuôi thí điểm 150 con cá tầm. Qua thời gian nuôi, tôi thấy con cá tầm cũng lớn nhanh và sống được trong nguồn nước ở đây”.

Còn anh Lê Văn Hòa thì cho rằng: “ Nuôi cá tầm không khó lắm, quan trọng nhất là nguồn nước tự nhiên không bị ô nhiễm, có lưu lượng chảy mạnh nhằm tăng cường oxy, nhiệt độ trong bể nuôi cũng không nóng quá và không lạnh quá, tốt nhất từ 10-240C. Cách chăm sóc cũng đơn giản, thức ăn chủ yếu là cám viên có bán sẵn trên thị trường, nếu có điều kiện thì bổ sung thêm giun hoặc cá nhỏ cá phát triển tốt hơn. Qua thời gian nuôi thử nghiệm thấy cá phát triển tốt nên mới đây, chúng tôi đã mua thêm 150 con về nuôi. Hiện nay, trọng lượng cá đợt nuôi đầu đạt 0,5kg/con, còn loại mới nuôi gần đây cũng đạt từ 0,25kg/con”.

Theo anh Đặng Thanh Sơn, Trưởng phòng  NN-PTNT huyện, cá tầm là một loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần các loại cá thông thường. Bình quân 1kg cá thịt có giá từ 300 ngàn đồng trở lên và thị trường luôn trong tình trạng khan hiếm cá. Vài năm trở lại đây, việc nuôi cá tầm đã được một số địa phương lân cận, như: Lâm Đồng, Bình Thuận nuôi đạt kết quả rất tốt. Qua chuyến đi tham quan mô hình nuôi cá tầm tại huyện Đơn Dương, huyện nhận thấy mô hình nuôi cá tầm có thể phát triển nuôi được tại hai xã : Phú Sơn và Trà Cổ, vì hai xã này có lợi thế thiên nhiên ưu đãi, có nguồn nước suối chảy quanh năm. Bước đầu, Phòng NN-PTNT đã hỗ trợ mỗi hộ 150 con cá giống (mua tại bể là 50 ngàn đồng/con). Tổng chi phí cho hai điểm nuôi hết khoảng 15 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng nuôi, kết quả ban đầu cho thấy, cá tầm nuôi ở Trà Cổ và Phú Sơn lớn nhanh. Đến cuối năm nay, nếu cá phát triển tốt, cho lợi nhuận cao thì sang năm 2013, huyện sẽ tiếp tục mở rộng mô hình nuôi cá tầm.

http://www.baodongnai.com.vn/
Đăng ngày 05/11/2012
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:28 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:28 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:28 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:28 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:28 25/11/2024
Some text some message..