Nuôi cá tra đạt VietGAP – hướng phấn đấu đầy khó khăn

Đến hết ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Viêt Nam theo quy định tại Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, ngay từ cuối năm 2014, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã vận động, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh áp dụng và tiến tới chứng nhận VietGAP vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, để các hộ nuôi cá tra này đáp ứng được yêu cầu để đạt chứng nhận VietGAP là điều không dễ.

cá tra

Cá tra trước “vòng vây” tiêu chuẩn

Hiện nay, con cá tra Việt Nam có không ít hơn 9 bộ tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững quốc tế của các tổ chức phi chính phủ “bao vây”. Tuy nhiên, tựu chung lại thì các tiêu chuẩn này đều dựa trên cơ sở là tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) với bốn khía cạnh cơ bản là an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe động vật và an sinh xã hội. Trong đó, mỗi tổ chức sáng lập hệ thống chứng nhận đi sâu vào một khía cạnh nào đó để hình thành nên các bộ tiêu chuẩn khác nhau, và sau đó họ thực hiện những biện pháp tác động để các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm đạt được các loại chứng nhận này.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, nhất là tôm nước lợ và cá tra chủ yếu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau trên thế giới yêu cầu sản phẩm thủy sản phải đạt được các chứng nhận khác nhau. Cụ thể, người tiêu dùng Tây Âu yêu cầu sản phẩm phải dán nhãn GlobalGAP, còn thị trường Mỹ yêu cầu chứng nhận GAA và hiện nay các nước Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ đang đặc biệt quan tâm tiêu chuẩn dán nhãn ASC. Tuy nhiên, thị trường Đông Âu, châu Phi… lại không cần sản phẩm phải đạt được chứng nhận nuôi trồng thủy sản bền vững mà quan trọng nhất là sản phẩm phải đạt chất lượng theo yêu cầu của họ.

Những yêu cầu khác nhau này không những gây bối rối cho người nuôi cá tra mà ngay cả cơ quan quản lý trung ương và địa phương cũng khó khăn trong việc định hướng cho người nuôi cá tra áp dụng tiêu chuẩn nào là có hiệu quả nhất. Nhằm giải quyết phần nào bối rối trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành bộ tiêu chuẩn VietGAP cho cá tra, trong đó có đầy đủ những yêu cầu nuôi thủy sản bền vững của các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác. Mục đích của VietGAP là giúp nâng cao chuỗi giá trị cho cá tra từ trang trại đến bàn ăn, góp phần để cá tra phát triển ổn định và bền vững, đảm bảo lợi ích người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu, là cơ sở để người nuôi cá tra trong nước tiến tới thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế khác như GlobalGAP, GAA, ASC...

Không dễ áp dụng đại trà

Nhằm giúp ngành cá tra phát triển ổn định và bền vững, ngày 29/4/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, trong đó quy định các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Viêt Nam trước ngày 31/12/2015. Trước tình hình này, ngay từ tháng 9/2014, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã vận động, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh áp dụng và tiến tới chứng nhận VietGAP vào cuối năm 2015 để các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, để các hộ nuôi cá tra này đáp ứng được 104 tiêu chí để đạt chứng nhận VietGAP còn nhiều khó khăn.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, thực tế triển khai VietGAP cho các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh cho thấy, điều cần làm đầu tiên để nuôi cá tra theo VietGAP là các hộ nuôi cá tra phải ghi chép chi tiết, lưu giữ hồ sơ về quá trình cải tạo ao, sử dụng thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh, xử lý chất thải… theo biểu mẫu. Tuy nhiên, do trình học vấn các hộ nuôi cá còn hạn chế, việc tiếp cận VietGAP của các hộ dân gặp khó khăn, chưa kể nhân lực ngày càng khan hiếm và nhiều hộ phải thuê công nhân với trình độ văn hóa thấp nên việc ghi chép dù đơn giản những trở thành khó khăn.

Đối tiêu chí cơ sở hạ tầng vùng nuôi theo quy trình VietGAP thì cơ sở nuôi cá tra phải có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, ao lắng, ao nuôi không rò rỉ, hệ thống xử lý chất thải đầy đủ, tuy nhiên đây là những hạng mục mà các hộ nuôi cá tra đòi hỏi phải quyết tâm nhiều hơn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay Hợp đồng thuê đất hợp pháp cũng là chỉ tiêu khó khi các hộ nuôi cá tra đều vay vốn ngân hàng nên không giữ được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hay nhiều ao nuôi cá tra có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản.

Đối với tiêu chí hồ sơ giống, hiện nay nguồn cá tra giống được sản xuất từ cá tra bố mẹ được xác nhận chất lượng còn rất khan hiếm, nên buộc các hộ nuôi cá tra phải mua giống trực tiếp từ các hộ ương cá tra giống, hay phải mua giống qua nhiều khâu trung gian để có cá giống thả nuôi. Do đó, việc chứng minh được cá tra giống được sản xuất từ cá tra bố mẹ chất lượng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, các cơ sở ương giống chưa có đầy đủ giấy đăng ký kinh doanh nên cũng chưa được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương kiểm tra điều kiện ương giống theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhưng hồ sơ giống VietGAP yêu cầu phải có loại hồ sơ này.

Đối với hệ thống xử lý chất thải, hầu như tất cả hộ nuôi cá tra đều gặp khó, chưa có ao chứa bùn để xử lý chất thải ao nuôi cá tra theo yêu cầu của VietGAP. Hiện nay, tất cả các hộ nuôi cá tra đều thực hiện thay nước hàng ngày, trong khi quy trình xử lý nước sinh học trong ao lắng với cá, rong, cỏ… cần thời gian ít nhất 7 ngày thì nước thải mới đạt chất lượng theo quy định trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. Đồng thời, việc lấy mẫu nước thải để kiểm tra chất lượng nước trước khi thải ra môi trường cần một nguồn kinh phí rất lớn để lấy mẫu, vận chuyển mẫu, phân tích mẫu nên làm tăng đáng kể chi phí cho các hộ nuôi.

Các hộ nuôi cá tra thực hiện VietGAP còn phải đặt các biển báo, cảnh báo nguy hiểm, nâng cấp nhà kho, nhà ở, nhà vệ sinh công nhân; xây dựng quy trình nuôi tốt, quy trình vệ sinh, bảo vệ sức khỏe động vật thủy sản; ký hợp đồng lao động, lập bảng chấm công, bảng lương cho người lao động làm thuê…., với tổng cộng đến 104 tiêu chí phải đáp ứng. Mỗi tiêu chí phải đáp ứng như vậy đã làm tăng không ít chi phí cho các hộ nuôi cá tra.

Mặc dù, có nhiều khó khăn như vậy nhưng điều khó nhất vẫn là nhiều hộ nuôi cá tra chưa mặn mà trong việc áp dụng nuôi và chứng nhận VietGAP, bởi cho đến nay sản phẩm cá tra VietGAP vẫn chưa được thị trường thế giới công nhận và giá bán cá tra VietGAP vẫn không khác cá tra nuôi theo kiểu truyền thống trong chi phí nuôi cá tra theo VietGAP cao hơn.

Kết nối VietGAP với thị trường

Nếu đứng trên phương diện quản lý ngành hàng cá tra thì tư tưởng đầu tư nhiều hơn nhưng giá bán sản phẩm không tăng là chưa đúng, bởi VietGAP mang lại lợi ích lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam, tiến tới nâng cao giá trị toàn chuỗi cá tra. Tuy nhiên, về góc độ các hộ nuôi cá tra, khi đầu tư thêm không ít công sức, tiền của vào cùng một diện tích nuôi cá tra nhưng trước mắt sản lượng giảm (do phải dành một diện tích ao nuôi làm ao xử lý nước thải), giá bán không cao hơn so với sản phẩm sản xuất truyền thống thì rõ ràng chưa đủ động lực để họ nhiệt tình với VietGAP.

Trước thực trạng nêu trên, để VietGAP được nông dân nuôi cá tra đồng tình ủng hộ thì các Bộ, ngành có liên quan cần có giải pháp giải quyết đầu ra ổn định, khẳng định một thương hiệu riêng để phân biệt với sản phẩm cá tra sản xuất theo kiểu truyền thống với giá cả hợp lý hơn. Giá trị của cá tra VietGAP phải được nhìn nhận và khẳng định từ các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, từ  cả thị trường trong nước và thế giới.

Do đó, cần phải nhanh chóng xúc tiến khâu quảng bá, đàm phán và thừa nhận của quốc tế đối với VietGAP để giúp giá trị cá tra VietGAP tăng lên, từ đó người dân mới toàn tâm toàn ý vào VietGAP bên cạnh những tiêu chuẩn khác như BAP, GlobalGAP, ASC... Trong những năm qua, nhiều mô hình VietGAP đã đạt những thành công bước đầu nhưng để nhân rộng cần phải có sự quyết liệt của nhiều Bộ, ngành nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ cá  tra VietGAP. Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra VietGAP và các nhà máy chế biến xuất khẩu liên kết với nhau theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thì các mô hình nuôi cá tra VietGAP mới tồn tại bền vững theo thời gian.

Chi cục Thủy sản đã rà soát các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện hỗ trợ thực hiện VietGAP theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả có 04 hộ và 05 nhóm hộ nuôi cá tra (các hộ có sản lượng không đủ 500 tấn cá/năm, có vị trí gần nhau được gom thành 1 nhóm) đủ điều kiện hỗ trợ thực hiện VietGAP với tổng diện tích hơn 34,7 ha, sản lượng 12.600 tấn. Từ tháng 9/2014 đến nay, Chi cục Thủy sản đã đào tạo kiến thức và đang tư vấn, hướng dẫn các hộ nuôi cá tra ghi chép sổ nhật ký sản xuất, thực hiện các thủ tục theo 104 tiêu chí của VietGAP và hỗ trợ mua một số loại dụng cụ đo môi trường, bảng hiệu, bảng cảnh báo môi trường cần thiết.

Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa ký bản ghi nhớ (MoU) với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ASC) về việc cam kết thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm tại Việt Nam thông qua phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC. Trong đó, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ giảm thiểu các tác động đến môi trường từ việc nuôi trồng thủy sản. Tùy theo nhu cầu nêu trên, các trang trại đã được chứng nhận VietGAP có thể đạt được một tiêu chuẩn quốc tế khác như ASC, giúp các cơ sở nuôi dễ dàng tiếp cận được các thị trường quốc tế và đảm bảo cho nghề nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm hơn.

Tiền Giang, 01/08/2015
Đăng ngày 03/08/2015
Thành Công
Nuôi trồng

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:05 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 03:05 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 03:05 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:05 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 03:05 19/12/2024
Some text some message..