Nuôi cá tra theo phương pháp mới: Cho ăn 7 ngày - ngưng 2 ngày, cá vẫn tăng trưởng tốt

Nhằm giúp người nuôi cá tra giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận, ThS. Phạm Thị Thu Hồng, chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Vĩnh Long và cộng sự đã nghiên cứu thành công phương pháp mới: cho ăn gián đoạn, cho cá ăn 7 ngày rồi ngưng 2 ngày. Hiện nhiều diện tích nuôi cá tra Vĩnh Long và các tỉnh ĐBSCL triển khai áp dụng cách nuôi mới này.

cho ca tra an
Cho cá tra ăn 7 ngày ngưng 2 ngày

ThS. Hồng cho biết, hiện nay hệ số tiêu tốn thức ăn trong các mô hình nuôi cá tra trung bình 1,6  -  1,85. Với chi phí thức ăn chiếm 70  -  80,5% trong giá thành sản xuất thì việc giảm thức ăn sẽ tiết kiệm đáng kể. Việc cho cá ăn với lượng thức ăn nhiều hay tần số cho ăn quá dày trong ngày không đồng nghĩa với việc cá tăng trọng nhanh mà ngược lại. Khối lượng lớn thức ăn cho cá ăn liên tục sẽ dẫn đến tiêu hóa chậm, thức ăn không sử dụng triệt để và làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó thức ăn không được cá sử dụng hết sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Điều này mang đến rủi ro cho người nuôi cá, nhất là lúc thức ăn tăng cao.

Áp dụng biện pháp kỹ thuật mới trong quá trình nuôi, trong đó khâu quản lý, chăm sóc khi cho cá ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ góp phần giảm hệ số thức ăn, từ đó chi phí thức ăn giảm. Với cách nuôi mới, sau 7 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống của ao cho ăn liên tục là 66,2% và ao cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày là 74,23% (cá nuôi ban đầu 19 - 21 g/con, chiều cao thân 1,5 - 2 cm). Vấn đề sử dụng thuốc và hóa chất cũng được ghi nhận, chi phí sử dụng thuốc và hóa chất ở ao cho ăn liên tục là 948 đồng/kg, ở ao cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày là 887 đồng/kg (đến khi cá thu hoạch). Ở ao cho ăn liên tục, chất lượng nước kém, dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn ao cho ăn gián đoạn. Cá cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày có tốc độ tăng trưởng và tăng trọng theo ngày lớn nhất (mức tăng trưởng là 749 g/con và tăng trọng là 3,68 g/con/ngày), chứng tỏ cá tra nuôi cho ăn gián đoạn tăng trọng nhanh hơn cá cho ăn liên tục.

Khi cho cá ăn liên tục, hệ số thức ăn cao (1,63) so với cho cá ăn gián đoạn là 1,44. Hiệu quả sử dụng thức ăn ao cho ăn liên tục sẽ thấp hơn (đạt 0,61) so với cho ăn gián đoạn là 0,69. Chứng tỏ chi phí ao nuôi cho cá ăn liên tục cao nhất và chi phí thấp nhất ở ao cho cá ăn gián đoạn. Tỷ suất lợi nhuận của người nuôi cá theo phương pháp cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày đạt cao nhất (41%) và thấp nhất nếu cho ăn liên tục (28%). Ngoài ra, phương pháp cho cá ăn 3 ngày ngưng 1 ngày cũng cho hiệu quả cao hơn so với cho ăn liên tục (nhưng không bằng phương pháp cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày). Cách cho ăn gián đoạn so với cách nuôi truyền thống không những giảm được chi phí thức ăn mà mức tăng trọng và năng suất nuôi không giảm, góp phần giảm chi phí, tăng hiệu quả đầu tư, hạn chế ô nhiễm môi trường nước, góp phần đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh.

KHPT
Đăng ngày 05/09/2012
Phương Duy
Kỹ thuật

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 07:44 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:44 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 07:44 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 07:44 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 07:44 15/01/2025
Some text some message..