Nuôi cá trắm bằng chế phẩm vi sinh thu lãi cao

Thay vì nuôi cá theo cách truyền thống, giờ đây nhiều hộ nông dân ở xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng, Hà Nam) đã bắt đầu chuyển đổi sang nuôi cá trắm bằng chế phẩm vi sinh. Mô hình này bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, giúp bảo vệ môi trường.

cho cá ăn
Ông Nguyễn Ngọc Thuần bên ao nuôi cá trắm đen bằng chế phẩm sinh học. Ảnh: T.N

Xây dựng mô hình điểm

Trong 2 năm từ 2018 - 2019, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hà Nam phối hợp T.Ư Hội NDVN triển khai xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong nuôi ghép cá trắm cỏ tại xã Tượng Lĩnh (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Sau một thời gian triển khai, mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong nuôi ghép cá trắm tại xã Tượng Lĩnh đã cho năng suất, chất lượng hiệu quả cao hơn cả mong đợi.

Hội nông dân tỉnh đã triển khai thử nghiệm nuôi ghép cá trắm bằng chế phâm vi sinh trên diện tích nuôi trồng của 6 hộ, với quy mô 0,9ha tại xã Tượng Lĩnh.

Ông Nguyễn Ngọc Thuần - 1 trong 6 hộ tham gia chương trình cho biết, so với nuôi cá mè thì kỹ thuật nuôi cá trắm đen phức tạp hơn, đòi hỏi những kỹ thuật khắt khe hơn. Tất cả những vấn đề từ vệ sinh ao, chọn giống, cho ăn, phòng trừ bệnh, thau ao... đều phải được làm đúng quy trình, đảm bảo thời gian để cá phát triển tốt nhất.

“Mặc dù quy trình chăm sóc có đặc biệt, thời gian sinh trưởng của cá dài hơn (15 tháng), quá trình chăm sóc cũng tốn nhiều thời gian hơn nhưng giá trị kinh tế của con cá trắm đen cao gấp 3 lần so với các loại cá truyền thống như cá mè, hay cá rô phi. Đặc biệt, chất lượng cá cũng thơm, ngon, chắc, giòn... và sạch hơn nên nhiều người tiêu dùng lựa chọn” - ông Thuần nói.

Theo tính toán của ông Thuần, cá trắm đen thành phẩm loại 1 (từ 3kg/con trở lên) có giá khoảng 130.000 - 150.000 đồng/kg, cao gấp 3 - 4 lần các loại cá bình thường. Giá bán còn có thể tăng lên nhiều vào dịp tết.

Với diện tích khoảng 1,5ha mặt nước nuôi cá, trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về từ 300 - 400 triệu đồng. Thời gian tới nếu có thể dồn điền đổi thửa, gia đình ông sẽ mở rộng diện tích nuôi cá trắm đen.

Cũng theo ông Thuần, hiện nay cá trắm đen sản xuất ra tới đâu bán hết tới đó. 100% sản lượng cá trắm đen đều được các công ty, nhà hàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và cả Hà Nội đăng ký thu mua. Chính bởi vậy, người nuôi cá như gia đình ông rất yên tâm.

Sau khi thấy gia đình ông Thuần sản xuất thành công cá trắm đen bằng chế phẩm vi sinh, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đã đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nhằm ứng dụng vào nuôi trồng.

Tương tự như nhà ông Thuần, 5 hộ khác nuôi cá trắm đen bằng chế phẩm vi sinh cũng đạt năng suất và chất lượng cá rất tốt. Chính bởi vậy, các hộ đều mong muốn được nhân rộng mô hình của gia đình mình.

Địa phương hỗ trợ tích cực cho nhà nông

Ông Nguyễn Văn Bằng - Chủ tịch Hội ND xã Tượng Lĩnh cho biết, từ lâu xã Tượng Lĩnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi thủy sản. Chính bởi vậy, xã cũng đã xác định đây là thế mạnh và định hướng để bà con phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng khoa học, hiện đại gắn việc nuôi trồng với bảo vệ môi trường.

Tháng 6/2019, Hội ND tỉnh và Hội ND huyện Kim Bảng cũng đã hỗ trợ xã Tượng Lĩnh thành lập “Tổ hợp tác chăn nuôi thủy sản” thuộc thôn Quang Thừa. Tổ hợp tác được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động, gồm 7 thành viên cùng phát triển các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là  nuôi cá trắm đen.

“Kể từ sau khi thành lập tổ hợp tác, các hộ nuôi trồng được hỗ trợ cung cấp các chế phẩm vi sinh đảm bảo chất lượng, được tập huấn kỹ thuật nuôi cá. Đặc biệt, vào tổ hợp tác, các thành viên có nơi để trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau giải đáp các thắc mắc và những khó khăn trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, các hội viên cũng yên tâm sản xuất hơn” - ông Bằng nói.

Bà Vũ Thị Nga - một thành viên của tổ hợp tác chăn nuôi thủy sản thôn Quang Thừa cho hay: “Mô hình nuôi cá trắm đen thực sự đã làm thay đổi hoàn toàn lối canh tác truyền thống của gia đình tôi. Thay vì nuôi, trồng theo kiểu tự nhiên, tôi chuyển sang áp dụng khoa học vào sản xuất nhờ vậy mà sản lượng, chất lượng cá và giá trị đều tốt hơn hẳn”.

Đặc biệt, theo bà Nga, từ khi được tham gia tổ hợp tác nuôi cá, bà tự tin hơn vì những thắc mắc về kỹ thuật, phòng trừ bệnh, bao tiêu sản phẩm... đều được các hội viên trong tổ chia sẻ, tìm cách giải quyết. “Điều làm tôi yên tâm nhất là vào tổ hợp tác rồi, anh chị em chúng tôi được cam kết về đầu ra của con cá, không lo được mùa lại mất giá như trước đây” - bà Nga nói.

Dân Việt
Đăng ngày 26/11/2019
Nguyệt Tạ
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 04:50 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 04:50 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 04:50 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:50 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 04:50 27/12/2024
Some text some message..