Nuôi con cá “nhà quê” bỏ túi tiền triệu

Nhận thấy, tiềm năng của con cá chốt đem lại, ông Nguyễn Văn Hết, ở ấp Hòa Nhờ B, xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên) đã bắt đầu nuôi loài cá “nhà quê” này hơn 1 năm qua, bước đầu đem lại nguồn thu nhập tốt.

cá chốt
Ông Hết Bên ao cá chốt

Với người dân sống ở vùng nông thôn, con cá chốt được xem là một trong những loài cá quen thuộc. Nếu như trước đây, lượng cá, tôm tại các ao, hồ, kênh, rạch nhiều thì nhiều người dân ít khi dùng đến con cá chốt chế biến món ăn mà chủ yếu bắt cá làm mắm hay ủ nước mắm. Con cá chốt có khả năng chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khả năng thích nghi nước mặn nên cá vẫn phát triển tốt, kèm theo đó là thịt cá thơm ngon nên nhiều người chuyển sang dùng cá chốt cho bữa cơm gia đình. Hiện tại, nhiều nơi xem cá chốt là món đặc sản. Một số nhà hàng, quán ăn dùng cá chốt kho tiêu, nấu canh chua... thu hút nhiều thực khách.

Đưa chúng tôi tham quan ao cá chốt vừa thu hoạch xong, được nhốt trong một tấm lưới lớn để chuẩn bị mang đi bán, ông Hết bộc bạch: “Tôi có tổng cộng 7 ao nuôi tôm, nhưng thời gian dài nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro nên quyết định tìm hướng đi mới bằng việc nuôi con cá chốt. Đấy là ý tưởng do bản thân nghĩ ra, bởi tại địa phương chưa ai nuôi loại cá này, nguồn giống lại khan hiếm. Do muốn nuôi thử nghiệm xem cá chốt có dễ nuôi như nó sống ngoài tự nhiên không, tôi đợi đến mùa cá sinh sản, bắt 5,5kg cá bố mẹ về cho cá sinh sản tự nhiên và can thiệp kỹ thuật trên đàn cá bố mẹ, đã thu được một lượng cá con đem đi thả trong ao nuôi. Qua thời gian 5 tháng, nuôi cá theo hình thức “thử” cho ăn các loại thức ăn, cách chăm sóc, bổ sung các loại thức ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá nhằm đúc kết kinh nghiệm nuôi. Khi cá tự ép nuôi trong ao phát triển tốt, tôi mạnh dạn tìm mua nguồn cá giống ở tận Cà Mau thả nuôi thêm 2 ao, số lượng mỗi ao 150.000 con”.

Vợt con cá chốt trắng nõn đưa cho chúng tôi xem, ông Hết tiếp lời: “Ban đầu mua số cá giống về nuôi, tôi vẫn cứ thả vào ao nuôi tôm với lượng nước vừa phải nhưng bị thiệt hại do ao chưa được cải tạo kỹ, cá bị các loại cá, tép, thậm chí chuồn chuồn ăn (vì cá chốt lúc nhỏ thịt trắng, mềm, da trắng sáng dễ nhìn thu hút các loài cá, tép ăn thịt chúng). Ao thứ hai nuôi số lượng cá nhiều nhưng đến khi thu hoạch chỉ được 850kg. Qua 2 ao nuôi, có khá vững “kinh nghiệm”, tôi thả nuôi ao thứ 3 thì cá tăng trưởng nhanh, chỉ tầm hơn tháng nữa là đến thu hoạch ao cá này…”.

Theo ông Hết, trước khi thả cá chốt cần phải cải tạo ao nuôi thật kỹ bằng cách rút nước trong ao còn tầm 5 tấc, dây thuốc cá đập dập cho vào ao nhằm tiêu diệt một số loài cá, để nguyên nước trong vòng 1 đêm, xả nước ra ao khác, sau đó phơi ao tầm 3 ngày, rồi mới lấy nước vào tầm 4 tấc mới thả cá chốt. Cứ như thế mỗi ngày bơm nước cho ao, bơm trong vòng từ 5 - 6 ngày đủ lượng nước là được. Riêng thức ăn cho cá, khi cá mới thả, mua cá rô phi đem về luộc chín, lọc bỏ hết xương, lấy thịt cá đem xay nhuyễn rải lên mặt ao. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng và chiều trong tuần đầu tiên, đến tuần thứ 2 cho cá ăn thức ăn dành cho con tôm thẻ chân trắng, tiếp đến khi cá lớn một chút nữa chỉ cần cho ăn thức ăn của cá kèo, dạng thức ăn viên nổi. Để tránh thức ăn bị hao hụt trôi trên mặt nước, ông Hết sử dụng dạng lưới dày tạo thành hình cái mẹt to tròn để thức ăn viên vào, đến giờ mang thức ăn ra chỉ việc dùng cây gõ thành tiếng động, theo thói quen đàn cá lập tức bu quanh chiếc mẹt lưới ăn mồi.

Ông Hết thông tin thêm: “So với nuôi con tôm thẻ, tôm sú thì nuôi con cá chốt nhẹ lo hơn và cũng ít chi phí đầu tư, hầu như con cá chốt qua mấy ao nuôi không gặp bất cứ loại dịch bệnh nào và khả năng chống chịu mặn của cá cao. Hiện tại, ao nuôi cá chốt độ mặn đo được dao động từ 12‰ – 14‰, cá vẫn ăn tốt, lớn nhanh. Theo tôi, cá chốt sống ở nước mặn có lẽ lên tới trên dưới 20‰. Như vậy, trong thời gian 5 tháng nuôi, 2 ao cá chốt, thu hoạch có sản lượng hơn 1,3 tấn cá, trừ chi phí lợi nhuận gần 150 triệu đồng. Bí quyết của tôi để nuôi cá chốt thành công là mật độ cá chuẩn tầm 100 con/m2, chạy quạt vào khoảng 00 giờ khuya đến sáng hôm sau sẽ tạo độ ôxy trong ao tốt, cá ăn mạnh hơn…”.

Mô hình nuôi cá chốt của ông Hết là một trong những hướng đi mới của nông dân trong việc phát triển thêm loài thủy sản nhằm tăng thu nhập tại hộ. Đây là loài cá thích hợp nuôi cho cả vùng nước ngọt, mặn, lợ, nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư cho vụ nuôi thấp. Tuy nhiên, đầu ra của con cá chốt tại hộ ông Hết chưa được sự liên kết nhưng đây là loài cá người tiêu dùng khá ưa chuộng. Hộ nuôi đã tiêu thụ khá tốt tại các chợ truyền thống, tiểu thương đến tận nhà thu mua cá. Với mô hình nuôi cá chốt của hộ ông Hết hiệu quả, tới đây ngành nông nghiệp sẽ có những khuyến cáo, thông tin đến bà con nông dân về các loài thủy sản nuôi mới để hộ dân lựa chọn nhằm đa dạng hóa nuôi các loài thủy sản, tăng thu nhập gia đình...

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 06/04/2020
Thúy Liễu
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 02:27 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 02:27 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 02:27 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 02:27 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 02:27 25/11/2024
Some text some message..