Nuôi cua biển thương phẩm gắn với chuỗi liên kết sản xuất

Vừa qua Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đã xây dựng và triển khai mô hình nuôi cua biển thương phẩm gắn với chuỗi liên kết sản xuất năm 2018 tại xã Hoà Xuân Đông, huyện Đông Hoà, với quy mô 2,25 ha (22.500 con giống cua biển) cho 03 hộ dân tham gia thực hiện.

Nuôi cua biển thương phẩm gắn với chuỗi liên kết sản xuất
Tham quan ao nuôi cua biển của ông Lê Thanh Minh

Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 100% chi phí mua con giống và không quá 30% chi phí mua thức ăn tươi cho cua biển. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện mô hình, các hộ dân còn được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, được cán bộ kĩ thuật của Trung tâm hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cải tạo ao đìa sạch sẽ trước khi thả giống, lựa chọn giống đảm bảo chất lượng, kiểm soát tốt lượng thức ăn, nguồn nước, thường xuyên theo dõi hoạt động hàng ngày của cua và ghi chép vào nhật ký mô hình.

Nuôi cua, nuôi cua biển, nuôi cua xanh, mô hình nuôi cua, nuôi cua Phú Yên 

Cua biển giống có kích cỡ ≥1,2 cm

Ông Lê Thanh Minh, một hộ dân tham gia mô hình cho biết: Để nuôi cua biển thành công, cần rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất phải kể đến là chất lượng con giống, sau đó là thức ăn, và phải chủ động được nguồn nước. Ông Minh cho rằng: Trước đây, cua biển giống chủ yếu được gom từ tự nhiên nên người nuôi thường không chủ động được nguồn giống, trên cùng một ao phải thả giống nhiều lần, làm cho cua có sự phân đàn nên khi đến giai đoạn lột xác, con lớn sẽ ăn con nhỏ nếu lượng thức ăn cho cua không đầy đủ. Tuy nhiên, giống cua biển đã được sản xuất nhân tạo nên phần nào giúp người nuôi chủ động về con giống.

Được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 14.000 con giống cua biển có kích cỡ 1,2 cm trở lên; đây là giống cua được sản xuất nhân tạo nên con giống đạt chất lượng cao, cân đối, đồng cỡ, đồng màu, các phụ bộ đầy đủ; cua có phản ứng nhanh lẹ, tình trạng sức khoẻ tốt, không nhiễm bệnh (cua sản xuất nhân tạo luôn được xét nghiệm bệnh trước khi thả nuôi) - đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi cua biển thương phẩm. 

Cua biển có tập tính “háu ăn”, nên khi đói, thiếu thức ăn, cua rất hung dữ và có thể ăn lẫn nhau. Do vậy, người nuôi nên cung cấp đủ lượng thức ăn cho cua để hạn chế tình trạng này. Ngoài ra, vì nuôi cua biển thường sử dụng thức ăn cá tạp, tươi… nên cần phải thay nước thường xuyên để giữ nước trong ao không bị ô nhiễm, dễ bị bệnh... giúp nâng cao tỷ lệ sống trong việc nuôi cua biển thương phẩm.

Nuôi cua, nuôi cua biển, nuôi cua xanh, mô hình nuôi cua, nuôi cua Phú Yên

Cua đạt kích cỡ thương phẩm

Sau 04 tháng triển khai, tỷ lệ sống cua biển đạt 51,9%; năng suất đạt 1,55 tấn/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, nhân công và các khoản chi khác, các hộ tham gia mô hình đã thu được lợi nhuận 116.860.400 đồng/2,25 ha. Thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất cua biển, sản lượng cua biển đạt được của mô hình được Công ty cổ phần Bá Hải cam kết thu mua, giá cả sẽ được thoả thuận tại thời điểm; điều này đã giúp cho bà con nông dân nuôi cua yên tâm đầu tư, phát triển.

Để nghề nuôi cua biển ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả về giá trị kinh tế, bà con nông dân cần đầu tư đúng mức, mua cua giống ở nơi có nguồn gốc xác định bảo đảm, chăm sóc đúng quy trình kĩ thuật và có sự quản lý chặt chẽ trong sản xuất… thì nghề nuôi cua biển sẽ bền vững và đạt hiệu quả hơn.

TTKN Phú Yên
Đăng ngày 19/01/2019
Võ Thị Thu Hiền
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 22:26 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 22:26 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 22:26 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 22:26 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 22:26 16/02/2025
Some text some message..