Nuôi cua đinh cho giá trị kinh tế cao

Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.

cua đinh
Ông Trần Văn Thường chăm sóc cua đinh. Ảnh: Q.V

Ông Trần Văn Thường (xã Phong Thạnh Tây B) là một trong những hộ thực hiện khá thành công mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Với 33 con cua giống ban đầu mua tại TP. Cần Thơ về nuôi thử nghiệm, sau gần 2 năm, trừ các khoản chi phí, ông Thường còn lời gần 50 triệu đồng.

Rút kinh nghiệm và hiệu quả của lần nuôi thử nghiệm, ông Thường tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi 110 con cua đinh. Hiện đàn cua đang phát triển tốt, con nhỏ nhất cũng hơn 1kg và lớn nhất gần 4kg. Dự kiến cuối năm nay, ông Thường sẽ chọn những con cua lớn để bán. Với giá cua đinh thương phẩm trên thị trường dao động từ 450.000 - 500.000 đồng/kg, ông sẽ thu lợi khá cao.

Cua đinh là loài động vật hoang dã dễ nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp. Ông Thường cho rằng, so với các loại động vật hoang dã như cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà… thì cua đinh là loài động vật hiền lành, có họ như rùa, ba ba nên dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao. Người dân có thể tận dụng diện tích vườn tạp để xây chuồng nuôi cua đinh với hình thức kinh tế hộ, chỉ cần khoảng 3m2 thì có thể nuôi được 10 con cua đinh trưởng thành.

Xã Phong Thạnh Tây B có gần chục hộ nuôi cua đinh và là xã duy nhất của huyện Phước Long có mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Đây được xem là mô hình mới của huyện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng cần quan tâm về mặt chuyên môn kỹ thuật, đánh giá hiệu quả kinh tế để khuyến cáo, hỗ trợ người nuôi. Qua đó, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Báo Bạc Liêu, 03/05/2014
Đăng ngày 03/05/2014
Quốc Vũ
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 13:40 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 13:40 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 13:40 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 13:40 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 13:40 07/11/2024
Some text some message..