Nuôi đặc sản ốc bươu đen kiếm 600 triệu đồng mỗi năm

Ông Nguyễn Văn Hùng, trú tại thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy (Tp Hải Phòng) nổi tiếng trong vùng với nghề nuôi và nhân giống ốc bươu ta (hay còn gọi là ốc bươu đen-ốc nhồi) cho thu nhập tới 600 triệu đồng/năm.

đặc sản ốc bươu đen mà kiếm 600 triệu đồng mỗi năm
Toàn cảnh khu ao nuôi ốc bươu đen đặc sản của gia đình ông Hùng. Ảnh: Thu Thủy.

Thành công nhờ lấy ngắn nuôi dài

Cách đây 30 năm, xã Đông Phương có chủ trương cho đấu thầu, khai hoang lập ấp, ông Hùng đã mạnh dạn lập trang trại bên bờ sông Đa Độ. Lúc đầu ông nuôi quảng canh các loài tôm cá tự nhiên, trong đó, ốc chỉ là thứ thu nhập phụ.

nuôi ốc bươu đen

Ông Nguyễn Văn Hùng, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) rất phấn khởi với mô hình nuôi, gây giống ốc bươu đen đặc sản. Ảnh: Thu Thủy.

Năm 2007, được cán bộ của phòng Nông nghiệp huyện Kiến Thụy  động viên tham gia dự án bảo tồn và nhân giống ốc bươu đen, ông quyết định chú tâm nghiên cứu và tập trung đầu tư vào loài ốc đặc sản này. Những năm đầu do kinh nghiệm còn hạn chế, ông đã bị thất bại, ốc chết gần hết. Ông tiếp tục kiên nhẫn làm lại từ đầu.

nuôi ốc bươu đen

Ốc bươu đen-ốc nhồi nuôi từ trang trại của gia đình ông Hùng luôn được các thương lái "săn lùng" mua với giá cao. Ảnh: Thu Thủy.

Phương châm của ông Hùng là lấy ngắn nuôi dài, lấy công làm lãi cũng bởi nuôi ốc bươu ta không hề tốn kém nhưng đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ được những công đoạn nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường. Ốc bươu đen chỉ sống được trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm, không được nuôi cùng ao với các loại cá ăn thịt như cá trắm đen, cá chuối hay nuôi vịt, ngan.

Bởi vì thức ăn của những loài này chính là ốc, trứng ốc. Cần vệ sinh ao nuôi mỗi năm 1 lần để diệt hết các loài cá có hại cho ốc. Đặc biệt ngày nào cũng phải đánh chuột nếu không chúng sẽ ăn hết ốc và trứng trú ngụ quanh bờ.

nuôi ốc bươu đen

Ông Hùng kiểm tra trứng ốc bươu ta đang trong thời kỳ chờ nở con non. Ảnh: Thu Thủy.

Thức ăn của ốc bươu đen là những thứ có sẵn trong vườn nhà như lá sắn tàu, xơ mít, bèo tấm, bèo cái, thân cây chuối... Chỉ khi ươm ốc con 3 - 4 tuần tuổi thì mới vỗ bằng cám gạo để ốc con phát triển tốt hơn. Đặc điểm của ốc bươu đen là trú ngụ dưới bóng mát như cây lục bình, cây súng hay cây bánh đa, tạo cho ốc một thảm thực vật cho ốc làm nhà. Bờ ao không được kè kiên cố mà phải để tự nhiên bởi khi sinh sản ốc sẽ bám vào cây hoặc cỏ quanh bờ để đẻ trứng.

Cho ốc đẻ theo ý muốn

Để ốc giống khỏe mạnh, chất lượng tốt, ông Hùng phải lựa những con ốc bố mẹ to khỏe thân miệng đầy đặn để cho nuôi sinh sản. Mật độ nuôi từ 10 - 12 con/m2 theo tỷ lệ cân đối 1 đực - 1 cái. Hằng năm, cứ qua tiết thanh minh (tháng 3 âm lịch) thì ốc vào mùa sinh sản.

Ông Hùng chia sẻ với Nhà nông kinh nghiệm: “Nếu cứ nhân giống theo phương pháp tự nhiên thì tỉ lệ con giống rất thấp. Tôi phải làm 1 công đoạn gom trứng ốc lại sau đó đặt trứng ốc vào các miếng xốp nhỏ có chiều dài từ 10 x 20cm, sau đó thả vào thùng xốp to hơn trong chứa nước, đưa chúng vào khu vực râm mát tránh ánh nắng mặt trời soi trực tiếp. Ảnh: Thu Thủy.

Để bảo vệ trứng giống, tốt nhất nên để trong nhà tắm, phun nước hàng ngày tạo môi trường ẩm thích hợp cho trứng ốc phát triển. Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng, khi sắp nở thì chuyển sang màu trắng đục. Sau khoảng 15 ngày, trứng ốc nở, vỏ vôi của trứng sẽ từ từ tan biến tạo thành lớp keo bao bọc con bên ngoài. Khi ốc mới nở chỉ cho ăn bèo tấm, đến khi con to hơn hạt ngô thì cho ăn bằng cám gạo để kích thích ốc lớn nhanh hơn. Đến khi con ốc bằng hạt ngô thì thả xuống ao nuôi là được”.

Qua nhiều năm nghiên cứu tìm tòi, ông Hùng đã nhân giống thành công với tỉ lệ nở của trứng ốc bươu ta đạt tới 90%. Đến nay ông đã chủ động được số lượng ốc giống đáp ứng cho thị trường.

Thời gian nuôi thông thường từ giai đoạn trứng đến giai đoạn ốc thương phẩm là hơn 3 tháng. Nếu muốn giữ làm ốc bố mẹ thì cần nuôi kéo dài thêm 2 tháng nữa. Thời gian thu hoạch ốc thương phẩm rải rác trong năm do gối vụ, tập trung nhất là từ tháng 4-9. Ốc thương phẩm thường có trọng lượng khoảng 35 con/kg.

Hiện ông Hùng sở hữu một trang trại rộng trên 3.000m2 với 3 ao nhỏ. Trên bờ ông trồng hàng trăm cây mít và chuối. Mỗi năm ông thu hoạch hàng triệu con ốc giống và hàng tấn ốc thịt thương phẩm, bán với giá 100.000 đ/kg ốc thịt và 500 đ/con ốc giống.

“Với cách làm sáng tạo, ông Hùng đã bảo tồn được nguồn giống ốc đặc sản tại địa phương. Ông là nông dân giỏi cấp huyện và thành phố. Mô hình nuôi ốc bươu ta của ông Hùng đang được nhân rộng ra nhiều nơi khác trên địa bàn xã, huyện, thành phố và các tỉnh, thành khác…”, ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Phương. 

Báo Dân Việt
Đăng ngày 23/05/2017
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:15 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 16:15 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 16:15 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 16:15 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 16:15 26/11/2024
Some text some message..