Nuôi ghẹ đơn tính toàn cái

Nhiều mô hình nuôi như: nuôi ghẹ trong ao, nuôi ghẹ trong lồng, nuôi ghẹ lột thương phẩm, hay nuôi ghẹ kết hợp với các đối tượng nuôi có giá trị khác. Tuy nhiên, hiện năng xuất các mô hình nuôi ghẹ không cao do nhiều nguyên nhân trong đó hiện tượng ăn nhau làm cho tỉ lệ sống không cao.

nuôi ghẹ, nuôi ghẹ xanh, nuôi ghẹ xanh toàn cái, mô hình nuôi ghẹ xanh
Ảnh minh họa: Flora and Fauna

Để khắc phục vấn đề này nhiều giải pháp được nghiên cứu như: phân cỡ ghẹ trong quá trình nuôi, hay loại bỏ càng khi ghẹ còn nhỏ, thu tỉa dần,…Trong nghiên cứu này việc áp dụng nuôi ghẹ với sự so sánh giữa mô hình nuôi lẫn đực cái và mô hình nuôi đơn tính nhằm tìm ra giải pháp tăng năng xuất ghẹ thương phẩm. 

nuôi ghẹ, nuôi ghẹ xanh, nuôi ghẹ xanh toàn cái, mô hình nuôi ghẹ xanh

Thí nghiệm được tiến hành nhằm so sánh giữa mô hình nuôi đơn tính (monosex) và nuôi không phân tính (mixed-sex) ghẹ xanh (Portunus pelagicus) trong ao 1,5 x 2,5 x 1,2 m2.

Ba hình thức nuôi được so sánh bao gồm: nuôi không phân tính (CT), nuôi toàn đực (T1), và nuôi toàn cái (T2) với mật độ 5 ghẹ/m2 (với trọng lượng trung bình 23,34 g và chiều dài carapace trung bình 6,85 cm), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Trong quá trình nuôi thí nghiệm ghẹ được cho ăn thức ăn của tôm (kích thước viên thức ăn khoảng 3,5 cm và hàm lượng protein 38%).

Kết quả:

Sau 60 ngày thí nghiệm, kích thước vỏ đầu ngực của ghẹ ở các nghiệm thức dao động từ 9,47-9,98 cm không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05).

Trọng lượng và tốc độ tăng trưởng ngày của ghẹ ở nghiệm thức toàn cái (T2) thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Tuy nhiên nghiệm thức này lại có tỉ lệ sống cao nhất với 77,76%  khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức T1 (59,26%) và nghiệm thức đối chứng CT (61,13%) (P<0,05).

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao nhất ở nghiệm thức toàn đực (T1) với 1,18 và thấp nhất ở nghiện thức toàn cái (T2) với 0,93 tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa.

Năng suất trên đơn vị nuôi cao nhất ở nghiệm thức T2 với 479,4 kg/Rai , ở nghiệm thức toàn đực T1 là 415,2 kg/Rai và ở nghiệm thức nuôi không phân tính CT là 419,4 kg/Rai.

Kết luận: 

Từ kết quả của nghiên cứu này cho thấy nuôi ghẹ xanh (P. pelagicus) với mô hình nuôi toàn cái cho hiệu quả kinh tế cao hơn so vơi nuôi toàn đực và nuôi không phân tính.

Đăng ngày 15/01/2018
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 20:37 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 20:37 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 20:37 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 20:37 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 20:37 28/11/2024
Some text some message..