Nuôi kết hợp cá nâu và rong câu

Nghiên cứu mới đây của Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv đã xác định nuôi kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) với rong câu (Gracilaria sp.) giúp hạn chế được lượng thức ăn thương mại cung cấp cho cá trong quá trình nuôi góp phần giảm chi phí trong quá trình sản xuất.

Cá nâu
Cá nâu.

Cá nâu (Scatophagus argus) là một đối tượng có giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Cá có nhiều ưu điểm như giá trị thương phẩm cao, rộng muối, sức sống cao, thức ăn chủ yếu thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ. Vì thế, cá nâu được nuôi nhiều trong các mô hình quảng canh kết hợp hoặc nuôi luân canh với các đối tượng thủy sản khác ở vùng nước lợ Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong nuôi thâm canh và bán thâm  canh, người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu hay thức ăn tự chế mà ít chú trọng vào nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao. Do đó, chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn (hơn 50% tổng chi phí) nên đối tượng chọn nuôi cũng phải tùy thuộc vào từng hệ thống nuôi (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Những nghiên cứu gần đây cho thấy rong câu (Gracilaria sp.) thuộc ngành rong đỏ (Rhodophyta) là loài rộng muối có thể phát triển ở độ mặn 5 - 45‰, được sử dụng trong các mô hình nuôi kết hợp, cải thiện chất lượng nước và là thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản có tính ăn thiên về thực vật (FAO, 2003)

Khảo sát của Nguyễn Thị Ngọc Anh và cs. (2016), trong các ao nuôi tôm quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau thường bắt gặp rong câu cùng hiện diện với rong mền và rong bún, trong đó rong câu được xem là loài rong có nhiều lợi ích hơn so với các loài rong biển khác. Vì thế mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định được mức giảm lượng thức ăn viên thích hợp trong nuôi kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) với rong câu (Gracilaria sp).

Nghiên cứu nuôi kết hợp rong câu và cá nâu

Thí nghiệm  bao gồm 6 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và kéo dài trong vòng 56 ngày.

- Nghiệm thức 1: Cá nuôi đơn - cho ăn theo 5% khối lượng thân/ngày (100%ĐC).

- Nghiệm thức 2: Cá + rong câu - cho ăn 80% đối chứng (RC + 80%ĐC)

- Nghiệm thức 3: Cá + rong câu - cho ăn 60% đối chứng (RC + 60%ĐC)

- Nghiệm thức 4: Cá + rong câu - cho ăn 40% đối chứng (RC + 40%ĐC)

- Nghiệm thức 5: Cá + rong câu - cho ăn 20% đối chứng (RC + 20%ĐC)

.- Nghiệm thức 6: Cá + rong câu - không cho ăn (RC + 0%ĐC)

Đối với các nghiệm thức nuôi kết hợp, rong câu tươi được bố trí  200 g/bể (1 kg/m3). 

Kết quả

Sau 56 ngày nuôi, các nghiệm thức nuôi kết hợp cá nâu rong câu và cho ăn lượng thức ăn giảm dần so với lượng thức ăn đối chứng giúp giảm hàm lượng TAN, NO2-, NO3-và PO43- trong bể nuôi thấp hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng.

Tỉ lệ sống của cá nâu không bị ảnh hưởng khi nuôi kết hợp cá nâu với rong câu cho ăn từ 20-80% lượng thức ăn đối chứng và đạt 100%. Tuy nhiên, nghiệm thức nuôi kết hợp không cho ăn thức ăn đạt tỉ lệ sống 77,8%, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác.

Tốc độ tăng trưởng của cá nâu nuôi kết hợp với rong câu cho ăn 60 –80% lượng thức ăn đối chứng cao hơn có nghĩa so với nghiệm thức đối chứng cho ăn theo nhu cầu. Nghiệm thức cho ăn 60% lượng thức ăn viên so với đối chứng kết hợp với rong câu cho kết quả tốt nhất về hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa thịt cá không thay đổi nhiều. Từ nghiên cứu có thể thấy được ứng dụng kết hợp rong câu trong nuôi cá nâu có thể giúp duy trì chất lượng nước, từ đó tạo môi trường sống tốt cho cá, góp phần kích thích tăng trưởng, nâng cao tỉ lệ sống và giảm chi phí trong quá trình nuôi.

Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp cơ sở khoa học để khuyến khích người dân sử dụng nguồn rong tại chỗ góp phần giảm chi phí thức ăn và phát triển các mô hình nuôi cá kết hợp thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Theo Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp

Đăng ngày 02/01/2020
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:15 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:15 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:15 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:15 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:15 25/04/2024