Nuôi lươn bằng giun quế, bỏ túi chục triệu/tháng

Một cách làm lạ mà hay, đó là nuôi lươn trong bể bằng giun quế. Chỉ từ việc nuôi lươn trong bể chơi chơi mà ông Hà Văn Vững, 51 tuổi, ở thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến, TP Ninh Bình mỗi năm có hàng tấn lươn thương phẩm để bán, nhờ số lươn này nuôi chơi này, ông kiếm tiền triệu ngon ơ.

Nuôi lươn bằng giun quế, bỏ túi chục triệu/tháng
Ông Hà Văn Vững đang đi kiểm tra đàn lươn của gia đình.

Trước khi bén duyên với con lươn, ông Vững từng làm nghề buôn bán nhiều năm và ông nhận thấy thị trường tiêu thụ về con lươn rất lớn, mà trong khi nguồn lươn khai thác ngày càng cạn kiệt. Vốn sẵn có trong người máu mê làm nông nghiệp từ nhỏ nên ông bắt đầu lên mạng tìm hiểu về các mô hình nuôi lươn thành công để học hỏi kĩ thuật.

"Thấy ở trong Nam nhiều người nuôi lươn không bùn thành công và cho hiệu quả khá cao thì lúc ý tôi mới nghĩ trong đầu là: Trong nam nuôi được thì ngoài bắc cũng sẽ nuôi được" " ông Vững tâm sự.

Sau khi nắm vững được kĩ thuật nuôi, đầu năm 2015 , ông xây dựng hơn 200m2 bể và đi mua 100kg lươn giống ở Phú Thọ về nuôi. Nhưng được khoảng 3 ngày sau, số lươn đó chết hàng loạt khiến ông vô cùng chán nản. Qua quá trình tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến số lươn đó bị chết là do chất lượng con giống không đảm bảo, chủ yếu là đi bắt ở ngoài tự nhiên nên dẫn đến chất lượng kém.

Năm 2016 là cột mốc đánh dấu sự thành công của người đàn ông đam mê chăn nuôi này khi nuôi thành công lươn không bùn, mở ra triển vọng cho nghề nuôi tại địa phương.” Sau lần chết đó, tôi tiếp tục mua hơn 100kg lươn giống về nuôi thì tỉ lệ sống chỉ đạt khoảng 50%, sau khi trừ chi phí tính ra cũng chỉ hòa vốn . Những lần nuôi tiếp theo tỉ lệ lươn sống cũng cao dần lên và cũng mau lớn hơn và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế" ông Vững chia sẻ.


"Lươn nuôi rất đơn giản, nuôi theo mô hình lươn không bùn tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, nhu cầu tiêu thụ loại lươn này rất lớn, tận dụng được diện tích đất nhỏ trong gia đình để nuôi” ông Vững chia sẻ.

Hiện tại, chỉ với 200m2 bể nhưng mỗi năm gia đình ông Vững xuất ra thị trường hơn 1 tấn lươn thương phẩm, được bán với giá trung bình khoảng 160.000 đồng/1kg.  Sau khi trừ hết chi phí gia đình ông vững lãi 70-100 triệu đồng.

"Nuôi con lươn này khá nhàn nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại vật nuôi khác. Vì đất có hạn nên chỉ xây được 200m2 bể, sắp tới gia đình sẽ thuê thêm đất để mở rộng mô hình thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều." ông Vững cho biết.


Để giảm chi phí và chủ động nguồn thức ăn, ông Vững nuôi hơn 400m2 giun quế để làm thức ăn cho lươn.

Ông Hà Văn Vững cho hay, lươn là loại động vật ăn tạp nên thức ăn của nó khá dễ kiếm, nhưng thức ăn tốt nhất của nó là giun, vì con giun có hàm lượng đạm cao nên rất phù hợp cho lươn phát triển." Hiện tôi đang nuôi hơn 400m2 giun quế để làm thức ăn cho lươn, vừa hạ được chi phí thức ăn mà con lượn lại lớn rất nhanh, ít bị dịch bệnh." ông Vũ tiết lộ.


Cũng theo ông Hà, lươn giống loại 60- 80 con/1kg, sau khi nuôi khoảng 7 tháng là đạt trọng lượng trung bình khoảng 1,8 lạng/con, cá biệt có những con đạt trọng lượng 3- 4 lạng. Cứ 1 kg lươn giống thì sẽ cho khoảng 8kg lươn thương phẩm và tiêu tốn hết khoảng 4kg thức ăn.

Chia sẻ về kĩ thuật nuôi, ông Vững cho biết, lươn là loại động vật khá dễ nuôi, ít bị dịch bệnh và phàm ăn. Thức ăn ưa thích của nó là cá tạp và giun, trong bể nuôi cần có sàn để cho lươn chui rúc. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần thay tháo nước và dọn dẹp bể thường xuyên, cần chú ý quan sát để có cách giải quyết kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

Bạn đọc có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm xin liên hệ với ông Vững qua sdt 0988 703 806.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 21/06/2018
Phạm Anh
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:48 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:48 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:48 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:48 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:48 16/11/2024
Some text some message..