Nuôi lươn sinh sản bán trứng, lời cả trăm triệu mỗi năm

Hai năm trở lại đây, ông Nguyễn Văn Quang chọn cách làm lạ mà hay là nuôi lươn sinh sản bán trứng ( thay vì bán lươn giống) như trước đây và đã đạt kết quả khả quan. Ông Quang so sánh : Bán trứng lươn sẽ có lãi nhiều hơn, vòng quay của hầm lươn nhanh hơn, độ rủi ro cũng ít hơn.

Bán trứng lươn thu lời cả trăm triệu mỗi năm
Số lươn mẹ sau khi sinh sản xong, bán trứng lươn, nuôi lươn mẹ một thời gian ngắn là ông Quang xuất bán.

Ông Nguyễn Văn Quang, 60 tuổi, ngụ ấp Phú Điền, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - người nhiều năm đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Vĩnh Long. Ông Quang cho biết nguyên nhân "đeo bám" nghề nuôi lươn không bùn: “Trước đây tôi chuyên nghề ươn cá giống các loại. Năm 2014, được sự gợi ý và giúp đỡ 2.000 con lươn giống của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long, tôi chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn và luôn đạt kết quả cao”.


Ông Nguyễn Văn Quang bên 1 bể nuôi lươn giống.

Ban đầu ông Quang xây dựng 4 hầm chứa lươn sinh sản, mỗi hầm có diện tích 20m2. Bên trong hầm ông lót bạt ni lông, xung quanh trồng cỏ, rau để tạo bóng mát cho lươn mẹ. Ông thường xuyên thay đổi nguồn nước bên trong để đảm bảo vệ sinh, nguồn nước thải từ các hầm nuôi lươn được dẫn xuống các hầm nuôi cá các loại vừa không tạo mùi hôi thối, vừa có thức ăn dư thừa cho đàn cá.

Về thức ăn cho lươn, ngoài thức ăn công nghiệp, ông Quang còn trộn ốc bươu vàng, cá vụn cho lươn ăn để tăng trọng nhanh chất lượng thơm ngon. Sau 6 tháng nuôi, bình quân lươn có trọng lượng xấp xỉ 100 gam và bắt đầu đẻ trứng.

Từ năm 2014 đến nay, ông Quang bán ươn giống khá ổn định, từ 2.000-2.200 đồng/con. Riêng số lươn mẹ sau khi đẻ trứng được ông bán với giá từ 180.000 đến 200.000 đồng/kg. Thời điểm lươn đẻ nhiều từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.

"Hiện nay với số lượng 500 con mẹ lươn sinh sản, mỗi tuần tôi thu hoạch được khoảng 4.000 trứng lươn với tổng giá bán từ 2,5 đến 3 triệu đồng tùy thời điểm. Bình quân mỗi tháng tôi có lời xấp xỉ 10 triệu đồng từ việc bán trứng lươn. Đó là chưa kể việc lươn mẹ sau đẻ xong tôi mang bán mỗi tháng có thêm 5 triệu đồng...Tôi nuôi gối, cứ bán lứa lươn này là đã chuẩn bị sẵn 1 lứa lươn sang cho vào hầm để nuôi tiếp...", ông Quang cho hay.


Hầm nuôi lươn đẻ của gia đình ông Quang phía trên trồng cỏ dại, rau đồng tạo bóng mát và chổ ẩn nấp cho lươn.

Nguồn thu của lão nông Nguyễn Văn Quang chưa dừng lại ở lươn mà còn ở 10 công ruộng làm lúa, mô hình nuôi cá lác thác cườm, nuôi cá sặc rằn...

Hiện nay, ông Quang đang có diện tích khoảng 800m2 lập thành 2 ngăn. Một ngăn ông nuôi các thác lác cườm, ngăn còn lại ông đang nuôi 3.000 con cá sặc rằn. Dự kiến cá thác lác cườm, cá sặc rằn sẽ thu hoạch sau tết Nguyên đán 2019.

Ông Quang đúc kết kinh nghiệm làm giàu ở nông thôn rất giản đơn: “Mình ăn học không nhiều nhưng nhớ lời Bác Hồ có nói, "Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền…”. Mình "đeo bám" nghề nuôi cá, nghề nuôi lươn cũng là từ câu nói đó của Bác Hồ...", ông Quang chia sẻ.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 13/11/2018
Phan Thị Anh Thư
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:51 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 17:51 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 17:51 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 17:51 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 17:51 18/04/2024