Nuôi lươn theo chuẩn GAP

Khoảng 3 năm nay thành phố Cần Thơ đã chuyển đổi từ nuôi lươn truyền thống trên bể lót bạt có bùn sang nuôi không bùn bằng con giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp. Đồng thời, áp dụng nuôi theo chuẩn VietGAP được 3.400 m2 tại huyện Vĩnh Thạnh và MetroGAP 800m2 ở huyện Cờ Đỏ.

mô hình lươn không bùn
Ảnh minh họa: tepbac.com

Tại hội thảo “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh lươn đồng” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre tổ chức, Thạc sỹ La Ngọc Thạch, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thành phố Cần Thơ cho biết, khoảng 3 năm nay thành phố đã chuyển đổi từ nuôi lươn truyền thống trên bể lót bạt có bùn sang nuôi không bùn bằng con giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp. Đồng thời, áp dụng nuôi theo chuẩn VietGAP được 3.400 m2 tại huyện Vĩnh Thạnh và MetroGAP 800m2 ở huyện Cờ Đỏ.

Sau 8 tháng nuôi, lươn đạt kích cỡ 200 - 300 gam/con, tỷ lệ sống đạt 80- 90%, với giá thành sản xuất khoảng 90.000 đồng/kg, bán giá dao động hiện nay từ 140 - 160.000 đồng/kg, lãi từ 50.000 - 80.000 đồng cho mỗi kg. Lý giải về việc này, ông Thạch cho biết, hiện khó khăn nhất là khan hiếm nguồn lươn giống. Đồng thời, lươn tự nhiên tỷ lệ hao hụt cao, thức ăn tươi sống gây ô nhiễm môi trường nước và khó kiểm soát dịch bệnh. Trong thời gian tới, cần liên kết các hộ dân với doanh nghiệp và nhà nước để thực hiện chuỗi phát triển bền vững.

Thạc sỹ Châu Hữu Trị, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bến Tre giới thiệu mô hình nuôi lươn đồng trong bể lót bạt mang lại hiệu quả khá cao. Sau 1 năm thực hiện, ứng dụng kỹ thuật mới vào kinh nghiệm truyền thống sẽ giúp ít tốn diện tích đất đầu tư, lươn sinh trưởng phát triển tốt. Theo ông Trị, đặc điểm nuôi lươn đồng trong bể bạt phù hợp điều kiện sống tự nhiên nên lươn sinh sản tốt. Đồng thời, người nuôi có thể vớt con hoặc trứng lên để nuôi tiếp hoặc bán giống. Từ 8 hộ dân nuôi thí điểm đầu năm 2015, đến nay đã phát triển lên hàng chục hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, nông dân sản xuất hàng nghìn con giống cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá, đây là nét mới mở ra tín hiệu tốt cho ngành thủy sản. Đồng thời, đi đúng hướng chỉ đạo của Bộ NN&PTNT là sản xuất theo chuỗi, đặt hàng và tiêu chuẩn.

Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh lươn đồng” do ông Văng Đắt Phuông ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia làm chủ nhiệm. Dự án thực hiện từ năm 2013 đến 2015 tại 5 tỉnh gồm: Vĩnh Long, Hà Nam, TT- Huế, Bến Tre và Hậu Giang với quy mô 1.600 ha, triển khai tại 11 điểm với 39 hộ tham gia. Sau 3 năm, cung cấp gần 29 tấn lươn thương phẩm ra thị trường. Đồng thời, năng suất, chất lượng, mật độ và tỷ lệ hao hụt đều đạt theo kế hoạch.

Báo Tiền Phong, 02/01/2016
Đăng ngày 03/01/2016
Hòa Hội
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:44 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:44 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:44 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:44 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:44 25/04/2024