Nuôi ốc len - tăng thu nhập, giữ được rừng phòng hộ

Những năm qua, nhờ thực hiện hình thức liên kết trong giao khoán đất rừng phòng hộ ven biển cho người dân, gắn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát triển sản xuất dưới chân rừng, mà đai rừng phòng hộ tại thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) ổn định, không bị xói lở, mất đất và đai rừng như thực trạng chung của tuyến biển Tây Cà Mau

ốc len
Ốc len theo con nước mà leo theo rễ mắm, thân cây, việc thu hoạch khá thuận lợi.

Ông Hai Sơn nhận khoán đất rừng phòng hộ tại đây nhiều năm qua. Bên cạnh làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, dưới chân rừng ông Sơn thả nuôi ốc len, mỗi ngày thu nhập vài trăm ngàn đồng. Ngoài việc phải mua con giống, thì nguồn ốc len con sản sinh tự nhiên tại khu rừng ngập được giao quản lý cũng nhiều, chỉ hơn 6 tháng là đến kỳ thu hoạch. Nói là nuôi nhưng thực chất chỉ quản lý, ốc đeo bám cây mắm, ăn bã bùn của lá cây, đất phù sa mà phát triển tự nhiên. Ốc len bán tại chỗ có giá trên 60 ngàn đồng/kg, đến tay người tiêu dùng thường trên 100 ngàn đồng/kg. Món ốc len xào nước cốt dừa là một trong những đặc sản ẩm thực của xứ Cà Mau, vừa ngon vừa dinh dưỡng.

bắt ốc len

Hằng ngày, chỉ cần mang theo vật đựng, lội vài vòng bắt ốc là đã có được nguồn thu hàng trăm ngàn đồng.

Ngoài ra, các nguồn lợi dưới chân rừng: Tôm, cá, cua… cũng là nguồn thu không nhỏ để ổn định kinh tế gia đình. “Vào mùa ba khía hội, chỉ cần vài giờ mỗi đêm đi bắt cũng được vài trăm ngàn”, ông Hai Sơn cho biết.

Ốc len sống trên bùn, theo con nước hằng ngày mà đeo bám theo những thân cây, phát triển tự nhiên, không phải bổ sung thức ăn.

Trước đây, ông Hai Sơn là hộ nghèo ở xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước, đi làm thuê khắp nơi nhưng vẫn không đủ cho miếng ăn hằng ngày, nói chi tích cóp lo cho tương lai, nhất là việc học hành của các con. Từ khi nhận khoán đất rừng kết hợp giữa bảo vệ và sản xuất, cuộc sống của ông Hai Sơn và nhiều hộ nhận khoán đất rừng nơi đây được ổn định và dần phát triển hơn. “Không tác động nhiều, vì đây là rừng phòng hộ, là môi trường cho ốc len phát triển tự nhiên, chúng tôi chỉ giữ không cho người dân vào chặt cây phá rừng. Dưới chân rừng thì nuôi ốc len; các giống loài thủy sản khác được khai thác hạn chế và có lựa chọn mang tính bảo tồn”, ông Hai Sơn chia sẻ. 

Ốc len bu thành từng chùm trên thân cây.

Hình thức giao khoán đất rừng phòng hộ ven biển gắn với bảo vệ và phát triển rừng tại thị trấn Cái Đôi Vàm như là hình mẫu để nhân rộng, nhất là khi địa phương đang quyết tâm bảo vệ đai rừng trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 25/12/2017
Trần Nguyên
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 22:35 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 22:35 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 22:35 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 22:35 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 22:35 16/02/2025
Some text some message..