Nuôi ruồi lính đen: Mô hình nhỏ hiệu quả to

Chỉ với 3kg con giống ruồi lính đen (hay còn gọi là sâu canxi) mua về nuôi với diện tích nhỏ, chủ yếu là ăn thức ăn thừa và chất thải hữu cơ, nhưng đã đem lại hiệu quả cao, giúp ông Ngô Hữu Phước (ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ- Tam Bình) tiết kiệm chi phí chăn nuôi thủy sản khá hiệu quả.

ruồi lính đen
Ấu trùng ruồi lính đen.

Qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, từ tháng 5/2019, ông Phước mua 2kg con giống ruồi lính đen (bao gồm xơ), giá 350.000 đ/kg (mua 2kg được tặng 1kg) về nuôi thử nghiệm với 8 bể nuôi (khoảng 2m2/bể) và mắc mùng cho ruồi sinh sản.

Theo ông Phước, ruồi lính đen rất thích những thức ăn phế phẩm như: bã bia, khóm, dưa hấu… kể cả các loại rau quả bị hư, giập. Sau khi chúng tiêu hóa thức ăn còn tạo ra phân vi sinh. Song, chúng chứa rất nhiều canxi bổ dưỡng trong giai đoạn phát triển thành sâu nên có tên gọi là sâu canxi.

Từ lúc sinh ra dưới dạng trứng đến khi trưởng thành, ruồi lính đen chỉ tồn tại khoảng 30 ngày. Khi ruồi lính đen đẻ trứng được cấy vào môi trường, trong 3 ngày trứng sẽ phát triển thành ấu trùng nhỏ li ti.

Sau đó, chúng phát triển thành nhộng rồi thành sâu canxi có màu trắng hoặc xám trắng, giai đoạn này chỉ mất 18 ngày nhưng kích thước của chúng tăng lên cả trăm lần. Sâu canxi khi lớn lên sẽ lột xác thành ruồi lính đen, thời gian càng lâu chúng càng đen.

Thông thường, 1 cặp ruồi lính đen bố mẹ có thể đẻ 500- 700 trứng. Sau khi sinh sản xong thì ruồi chết, xác ruồi có thể tận dụng làm phân bón. Bình quân, 1m2 có thể nuôi 6- 8kg ấu trùng và chúng nhân đàn với quy mô rất nhanh.

Chúng được xem là loại thiên địch có lợi và có nhiều trong thiên nhiên. Ruồi lính đen không có vòi nên không chích hút vào hoa quả và không bám vào thức ăn như các loài ruồi khác nên khá an toàn.

Chúng ăn chất thải hữu cơ nhưng không gây mùi, giúp hạn chế ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc đầu tư nuôi ruồi lính đen sẽ là hướng đi hiệu quả để giải quyết “bài toán” về rác thải hữu cơ.

Hỏi về hiệu quả mang lại, ông Phước cho rằng “chưa thống kê chính xác nhưng thông thường 1kg trứng ruồi lính đen có giá lên đến 30 triệu đồng”.


Sau khi nuôi chuyền qua các giai đoạn, ruồi được chuyển đến mùng (phía sau) để sinh sản.

Mỗi ngày, ông Phước thu hoạch được 13- 15kg sâu canxi để làm thức ăn cho tôm cá. Qua thời gian, ông nhận thấy các loài thủy sản này phát triển khá tốt, hầu như không bệnh tật, trong khi chi phí đầu tư thức ăn cho chúng khá rẻ.

Do gần nhà có lò chao nên ông Phước mua bã đậu nành về trộn với cám làm thức ăn cho chúng. Khi ruồi đẻ thì cho uống nước đường pha theo tỷ lệ 100g đường/1 lít nước.

“Song, vấn đề đáng quan tâm là khi trời lạnh ruồi lính đen sẽ không đẻ nên mô hình này chủ yếu phát huy hiệu quả trong mùa nắng”- ông Phước cho biết.

Theo ông Phước, trước đây cứ 2 ngày ông phải tốn tiền mua 1 bao thức ăn để nuôi tôm, cá lăng hơ, cá bống tượng, “nhưng giờ thì không cần nữa vì đã có con sâu canxi”- ông Phước nói.

Ngoài làm thức ăn thủy sản, chúng còn có thể làm thức ăn cho các loại gia cầm, gia súc. Chúng bổ sung dinh dưỡng (khoảng 5% canxi và 42% protein theo trọng lượng) và giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Với những ưu điểm vượt trội về tính năng xử lý rác thải và nguồn thức ăn hiệu quả trong chăn nuôi nên đầu ra của con ruồi lính đen khá thuận lợi. Từ hiệu quả mô hình mang lại, vợ chồng ông Phước sẵn sàng hỗ trợ con giống cho hộ cựu chiến binh, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương để phát triển kinh tế gia đình.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 26/02/2020
Xuân Tươi
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 03:37 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 03:37 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 03:37 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 03:37 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 03:37 29/03/2024