Nuôi sò huyết xen canh '1 vốn 4 lời'

heo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn huyện Cái Nước có hơn 600 ha sò huyết được nuôi xen canh trong vuông tôm quảng canh truyền thống; tập trung ở một số địa phương như: xã Đông Thới, Trần Thới, Đông Hưng, Tân Hưng và một phần thị trấn Cái Nước. Trong đó, xã Đông Thới và Trần Thới là địa phương có diện tích nuôi nhiều nhất.

Nuôi sò huyết '1 vốn 4 lời'
Nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm quảng canh ở Cà Mau. Hình minh họa

Nuôi sò huyết xen canh "1 vốn 4 lời"

Theo một số hộ dân ở 2 xã Đông Thới và Trần Thới, trước đây, hầu hết nông dân chủ yếu nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh truyền thống, nhưng ở một số tuyến sông rạch trên địa bàn thường xuyên xuất hiện khá nhiều sò huyết tự nhiên, nên có một số hộ dân mò bắt về thả vào vuông tôm để nuôi. Không ngờ sò huyết phát triển nhanh và cho năng suất khá cao, từ đó mô hình nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm quảng canh truyền thống được bà con nông dân nhân rộng.

Ông Lương Xuân Phát, ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, cho biết, ấp Khánh Tư có nhiều hộ Khmer sinh sống. Trước đây là ấp có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các ấp trong xã, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, đời sống kinh tế bà con không ngừng khởi sắc, đó là nhờ nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm quảng canh truyền thống.

Mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao, bà con chỉ cần mua sò huyết giống về thả nuôi trong vuông tôm quảng canh truyền thống, không phải tốn kém tiền thức ăn. Sò huyết giống có trọng lượng 2.000 con/kg có giá bán trên 200.000 đồng, chỉ sau thời gian thả nuôi từ 8-10 tháng là cho thu hoạch theo hình thức tỉa thưa, được từ 7-10 kg sò huyết thương phẩm loại 100 con/kg. Với giá bán trên thị trường dao động trên dưới 100.000 đồng/kg, người nuôi thu lãi không dưới 700.000 đồng sau khi trừ tiền con giống.

Năm 2016, hầu hết bà con nuôi sò huyết đều có lãi khá cao; tuỳ theo mức độ đầu tư con giống thả nuôi mà có không ít hộ thu nhập trên 100 triệu đồng. Phát huy kết quả đạt được, năm 2017, mô hình nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm được nông dân huyện Cái Nước tiếp tục duy trì và nhân rộng. Nhiều địa phương còn thành lập tổ hợp tác nuôi sò huyết, nhằm hỗ trợ nhau về vốn và chia sẻ kinh nghiệm.
Hứa hẹn vụ mùa bội thu

Mô hình nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm được bà con nông dân thả nuôi vào thời điểm đầu năm và kéo dài cho hết tháng 5, đầu tháng 6. Đây được xem là thời điểm khó khăn về nguồn nước phục vụ nuôi tôm cũng như thả nuôi sò huyết, bởi trong khoảng thời gian này triều cường trên các tuyến sông thường hạ thấp, nên việc lấy nước vào vuông tôm gặp không ít khó khăn, dẫn đến vuông tôm thường xuyên bị khô cạn. Nhất là khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho nhiệt độ nước và độ mặn tăng cao, không thuận lợi cho sò huyết phát triển.

Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho sò huyết phát triển, ngay trong những tháng mùa khô mà triều cường dưới các sông rạch vẫn khá cao, bà con nông dân có thể lấy nước trực tiếp vào vuông tôm quảng canh truyền thống một cách dễ dàng, không cần phải dùng máy bơm tát nước như trước đây.

Nhờ vậy, việc nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm của nông dân phát triển khá tốt. Anh Nguyễn Hoàng Pho, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi sò huyết 14/10, ấp Nhà Thính B, xã Đông Thới, cho biết, năm nay triều cường dưới các tuyến sông rạch ổn định, không bị hạ thấp như trước đây, lượng mưa phân bố khá đều, không xảy ra hạn hán cục bộ, giúp sò huyết phát triển nhanh và tỷ lệ đạt đầu con khá cao sau khi thả nuôi.

Anh Lê Thanh Tùng, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi sò huyết ấp Mỹ Đông, xã Trần Thới, tâm sự: Thời tiết từ đầu năm đến nay khá ổn định, cộng với lượng phù sa trên các tuyến kinh rạch dồi dào, khi lấy nước cấp vào vuông tôm tạo được nguồn thức ăn tự nhiên giúp sò huyết phát triển, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, mô hình nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm quảng canh truyền thống không ảnh hưởng đến các đối tượng thuỷ sản khác trên cùng diện tích, mà còn giúp bà con nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng. Ngành chuyên môn đang khuyến cáo nông dân nhân rộng mô hình ở những nơi có điều kiện.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 26/06/2017
Huỳnh Việt
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 20:15 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 20:15 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 20:15 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 20:15 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 20:15 28/01/2025
Some text some message..