Nuôi tảo Spirulina gia tăng hiệu quả nuôi tôm

Để giúp tôm phát triển khỏe mạnh ngay từ giai đoạn ấu trùng, nhiều người nuôi tôm đã áp dụng cách nuôi tôm bằng tảo Spirulina.

Tảo Spirulina
Bột tảo Spirulina

Tảo Spirulina là gì?

Tảo Spirulina là một loại tảo có màu xanh lam, dạng sợi, còn có tên gọi khác là tảo xoắn. Sinh trưởng tự nhiên trong đại dương và các hồ nước mặn ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới. Thực chất loại tảo xoắn này có thể sống ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt, nguồn dinh dưỡng quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Thành phần dinh dưỡng trong tảo Spirulina

Thành phần dinh dưỡng
Tỷ lệ dinh dưỡng
Chất đạm thô
60%
Carbohydrate
20%
Chất béo
5%
Khoáng chất
9%
Độ ẩm
6%
Carotenoid (đỏ/vàng)
0.3%
Chất diệp lục (xanh lá cây)
1%
Phycocyanin
12.5%

Ngoài các thành phần dinh dưỡng kể trên, tảo Spirulina còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như Vitamin B1, B2, đồng, sắt, magie, kali, mangan,...

Công dụng hữu ích khi sử dụng tảo Spirulina để nuôi tôm

Theo các chuyên gia nghiên cứu, tảo Spirulina có chưa nhiều giá trị dinh dưỡng như:

Khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu cho tôm, giúp tôm tăng trạng thái phòng thủ tự nhiên.

Sự kết hợp giữa các chất dinh dưỡng, sắc tố và chất kích thích miễn dịch có trong tảo xoắn Spirulina giúp tôm có khả năng tăng trưởng tốt hơn, giảm stress và có ngoại hình đẹp hơn.

Tảo xoắn Spirulina có khả năng kháng viêm nhiễm cho tôm khi chúng bị thương, giúp tôm mau lành bệnh và tăng trưởng tốt.

Giúp cho hệ miễn dịch tôm được tăng lên, giúp tôm tăng đề kháng để chống lại các mầm bệnh xâm nhập, từ đó giúp tôm ổn định thể trạng và tăng kích thước cũng như trọng lượng tối đa.

Giúp nâng cao tỷ lệ sống và gia tăng đồng đều về kích thước, phát triển đồng đều hơn.

Tạo màu sắc cho tôm sắc sảo và sáng bóng, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tảo xoắnTảo xoắn Spirulina có khả năng kháng viêm nhiễm cho tôm

Ở tảo Spirulina có chứa nhiều thành phần khoáng chất và dinh dưỡng mà thức ăn tôm công nghiệp không thể nào cung cấp được. Đó chính là:

Protein gốc thực vật

Hàm lượng Protein gốc thực vật trong tảo xoắn Spirulina khá cao, do đó khi nuôi tôm bằng tảo Spirulina sẽ giúp bà con bổ sung một lượng khá đạm tự nhiên cho tôm, giúp chúng tăng khả năng phát triển, đồng thời rút ngắn được thời gian sinh trưởng.

β-caroten

β-caroten là một chất có thể chuyển hóa thành sắc tố Astaxanthin – giúp tôm có màu sắc đẹp hơn, và khi được nấu chín tôm sẽ có màu đỏ sáng thay vì vàng nhạt.

Quy trình nuôi tảo Spirulina

Quy trình nuôi tảoQuy trình nuôi tảo Spirulina

Cách sử dụng tảo Spirulina cho tôm ăn

Ngay từ giai đoạn ấu trùng người nuôi có thể cho tôm ăn tảo Spirulina bằng cách cho ăn trực tiếp tảo bột khô. Liều lượng cho ăn trên 1000m3 nước.

Đối với tôm thẻ chân trắng

Giai đoạn Zoea: Cho ăn 20 mg.

Giai đoạn Mysis: Cho ăn 2,0 gram.

Giai đoạn hậu ấu trùng: Cho ăn 0,5 gram.

Đối với tôm sú

Liều lượng cho ăn nhiều hơn khoảng gấp đôi so với tôm thẻ chân trắng.

Ngoài ra, có thể kết hợp cho ăn thêm tảo silic (hay còn gọi là tảo cát). Khi kết hợp hai loại tảo này có thể cung cấp cho tôm một chế độ ăn lành mạnh, lý tưởng giúp tôm phát triển khỏe và đề kháng cao.

Tảo Spirulina khô có thể được sử dụng trong mỗi lần cho ăn, hoặc người điều hành trại giống có thể muốn thay thế nó bằng một chế độ ăn vi hạt nhân tạo và Artemia chất lượng cao, tùy thuộc vào điều kiện địa phương và tình trạng sẵn có.

Một lưu ý quan trọng mà bà con nên nhớ là không nên sử dụng tảo Spirulina sống để cho tôm ăn, đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng vì ấu trùng tôm sẽ dễ bị cuộn vào sợi tảo, dễ dẫn đến chết tôm.

Hy vọng qua bài viết trên, bà con nuôi tôm có thể áp dụng vào quy trình nuôi tôm của mình và đem lại nhiều kết quả hữu hiệu trên chính vật nuôi của mình.

Đăng ngày 10/11/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Nguyên liệu

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 09:27 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 12:02 09/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 16:38 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 16:38 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 16:38 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 16:38 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 16:38 06/10/2024
Some text some message..