Nuôi thịt "cá thần" trăm tuổi ở Hà Giang

Cá biệt có những con nặng ngót 40kg. Còn nặng cỡ 20 - 30kg thì nhiều, vài chục con như thế.

cá bỗng
Cá bỗng giống với "cá thần" ở Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa

Nghe đồn ở Hà Giang có những con “cá thần” kỳ lạ, sống lâu cả trăm năm tuổi, nặng ngót nghét trăm kg, đang được người dân nuôi làm thức ăn và cúng lễ, chúng tôi bèn tìm đến xem.

Ông Nguyễn Văn Giằng nhẹ nhàng kéo cánh cửa gỗ có mái che phía trước ngôi nhà sàn rộng rãi, mời khách vào nhà. Thôn Hạ Thành (xã Phương Độ, TP. Hà Giang) vốn đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nên việc khách lạ đến tham quan sinh hoạt người dân là chuyện khá bình thường.

Ở tuổi ngoài 80, ông Giằng vẫn rất khỏe mạnh, quắc thước. Ông đang tự mình nấu cám làm thức ăn cho đàn gà, đàn lợn của mình. Thấy khách hỏi thăm đàn cá lạ, người đàn ông dân tộc Tày vui vẻ chỉ xuống cái ao trong xanh.

ao cá bỗng
Ao cá được đồn là có cá trăm năm tuổi

“Cả ao này có chừng hai, ba tạ cá, nhưng chỉ có rất ít cá bỗng thôi. Các anh đợi chút, tôi đem ngô ra nhử chúng lên ăn, tha hồ xem” - vừa nói, ông Giằng vừa nhanh nhẹn chui vào gầm sàn, hào phóng đem ra gần nửa chậu ngô.

Cái ao của gia đình ông Nguyễn Văn Giằng được tận dụng gần như triệt để diện tích đất của gia đình. Ao chui cả vào nền bếp và gầm ngôi nhà sàn. Nước ao sạch nhưng khá sâu nên không nhìn thấy đáy.

Mặc dù đám ngô khô nổi lềnh bềnh trên mặt nước, nhưng không thấy một con cá bỗng nào ngoi lên mặt nước đớp mồi. Ông Nguyễn Văn Giằng giải thích: “Có thể chúng sợ rét nên chui hết vào gầm bếp, không ra chăng?”.

Chúng tôi nhòm qua khe nứt rộng của nền bếp, săm soi kỹ những chuyển động dưới nước. Ai cũng reo lên khi thấy có một con cá khá to đang lượn lờ. Thân nó cũng có nhiều màu đỏ ở đầu, vây và đuôi như loài “cá thần” ở suối cá Cẩm Lương.

cho cá thần ăn
Ông Nguyễn Văn Giằng đem ngô ra nhử cá

Mọi người bắt đầu bàn tán về trọng lượng của con cá. Tôi khăng khăng cá chỉ tầm 10kg là hết cỡ, mặc dù anh cán bộ xã đi cùng cứ quả quyết nó nặng không dưới 20kg. Người chủ nhà hiền lành lại phải phân giải: “Đây là một trong 8 con cá lớn nhất của thôn Hạ Thành này. Trước đây chúng đều ở trong ao của tôi, nhưng gần đây tôi chia bớt hai con cho người nhà. Từng nuôi chúng cả chục năm nay, đã quá quen thuộc nên dù chúng ở trong ao nào thì tôi vẫn dễ dàng nhận ra.

Thực ra, trước đây thôn này nhiều cá to như vậy lắm. Cá biệt có những con nặng ngót 40kg. Còn nặng cỡ 20 - 30kg thì nhiều, vài chục con như thế. Cá này đều được bắt từ sông Lô, đem về thấy nhỏ thì thả vào ao nuôi cho lớn dần.

Nhưng những năm chiến tranh, cư dân biên giới phía Bắc này phải đi sơ tán, không có ai nuôi và chăm sóc chúng, nên mất dần đi. Tám con cá lớn nhất hiện nay là số cá cỡ 7-8kg còn lại từ khoảng năm 1980. Nuôi lâu nhưng lớn chậm, nay chúng chỉ tầm 12kg thôi”.

ca than
Rất khó khăn để nhìn thấy cá lạ ở Phương Độ

“Có nghĩa rằng chúng không phải là những “cụ” cá 100 năm tuổi?” – tôi hỏi. “Tôi sống hơn 80 tuổi đời rồi, chưa từng thấy ở Hà Giang này có con cá bỗng nào già như vậy. Nhiều nhất cũng chỉ là những con cá trong ao nhà tôi thôi, nhưng chưa con nào đến 40 tuổi cả”- ông Nguyễn Văn Giằng chậm rãi trả lời, tay vẫn đều đều quấy nồi cám lợn.

Chưa nhìn thấy kỹ càng những con cá lạ, chúng tôi lại ngược đến nhà ông Nguyễn Văn Đoàn để xem. Nhà ông Đoàn không có ai ở nhà. Đàn cá bỗng thấy bóng người thì chạy rẽ sóng trong ao cạn trước ngõ.

Cái ao chỉ bé như một vũng nước, sâu độ vài gang tay, có đám bèo non cho cá bỗng trú ẩn. Dùng cây sào chọc cho động nước, đám cá lại phóng vụt đi, không con nào dám lại gần.

Nhưng từ trên bờ có thể nhìn thấy rất rõ đàn cá. Khoảng gần 10 con. Chúng có những chiếc vây hồng, môi hồng, đuôi hồng rất đẹp. Con to nhất đàn nặng chừng 6-7kg. Chủ nhà đi vắng, nên dù rất muốn nhưng chúng tôi không thể dùng lưới xúc cá lên để xem cho rõ chúng có giống cá ở Thanh Hóa không?

cá bỗng nuôi
Cá bỗng ở nhà ông Nguyễn Văn Đoàn

Tôi cũng từng nhiều lần xem đàn “cá thần” ở suối Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), nhận thấy chúng có những điểm gần giống nhau. Chúng đều có nguồn gốc ở các con sông lớn (sông Lô, sông Mã). Màu sắc, hình dáng khá tương đồng với nhau, có lượng màu đỏ hồng ở những bộ phận nhất định.

Dù người Hà Giang gọi là cá bỗng, nhưng người xứ Thanh gọi là cá dốc, nhưng có vẻ chúng đều cùng một chủng loại mà thôi. Nhưng điểm khác biệt cơ bản ở đây chính là “thái độ” của loài cá với người.

Cá ở suối Cẩm Lương (và nhiều suối khác mới phát hiện ở Thanh Hóa) khá gần gũi thân thiện, không sợ người. Kể cả hàng chục người xung quanh chuyện trò, chỉ chỏ huyên náo chúng vẫn cứ bơi lững lờ nhưng chẳng cần bận tâm.

Thậm chí, một số người cầm chiếc lá, cọng cỏ giơ sát mặt nước, chúng có thể nhảy lên đớp gọn. Không như ở Phương Độ, cá trốn chạy rất nhanh khi có người đến gần. Thức ăn thả đầy mặt nước, nhưng có tiếng động chúng cũng không dám nổi lên đớp mồi.

Vén lớp màn bí ẩn của những con “cá thần”, người ta biết, hàng chục năm trước, nhiều người đã từng ăn cá ở Cẩm Lương mà chẳng ai bị thần linh “quở phạt” gì cả. Nhưng có một sự thực là tín ngưỡng lâu đời thờ các vật linh của người Mường địa phương (cụ thể ở đây là đàn cá và thần rắn) luôn được tôn trọng.

Nhưng dù gì đi nữa, chuyện con cá bỗng (dốc) có thể sống cả trăm năm, nặng cả tạ thì thực phi lý. Chúng cũng có vòng đời bình thường như những loài cá khác. Nhưng nếu tôn trọng, bảo vệ chúng, những hiệu quả khác đem lại cho người dân là rất nhiều, như những gì suối cá Cẩm Lương đang đem lại.

VTC
Đăng ngày 01/04/2013
Gia Linh
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 12:18 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 12:18 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 12:18 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 12:18 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:18 24/12/2024
Some text some message..