Nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ

Bào ngư chín lỗ hay còn gọi là ốc cửu khổng, ốc chín lỗ, hoàng kim mềm… là loài động vật thân mềm chân bụng có giá trị kinh tế cao, phân bố ở nhiều vùng biển trên thế giới. Tại Quảng Ninh, nghề nuôi bào ngư thương phẩm còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức.

Nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ
Bào ngư giống

Nhằm giảm áp lực do khai thác tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng về bào ngư thương phẩm, góp phần bảo tồn, phục hồi, phát triển nguồn lợi bào ngư tự nhiên, tạo nguồn nuôi mới cho cộng đồng, Sở KH&CN đã đặt hàng Viện Nghiên cứu hải sản thực hiện nhiệm vụ KH&CN “Thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ tại Cô Tô bằng nguồn giống nhân tạo”.

Triển khai nhiệm vụ này, đơn vị chủ trì thực hiện là Viện Nghiên cứu hải sản; phối hợp chính thực hiện nhiệm vụ là UBND huyện Cô Tô và 4 hộ dân trên địa bàn. Căn cứ điều kiện tự nhiên, môi trường vùng biển Cô Tô, ưu, nhược điểm của từng mô hình cũng như khả năng nhân rộng, phù hợp với điều kiện áp dụng của người dân địa phương tại Cô Tô, Viện Nghiên cứu hải sản đã tiến hành lựa chọn hai mô hình nuôi thương phẩm bào ngư: Mô hình nuôi thả đáy trên bãi đá vùng dưới triều (hộ tham gia là gia đình ông Nguyễn Văn Hưng ở thôn 3 và gia đình ông Nguyễn Duy Quý ở thôn 1 đều tại xã Thanh Lân); mô hình nuôi bằng lồng treo bè trên biển (hộ tham gia là gia đình ông Nguyễn Văn Hưng ở thôn 3, xã Thanh Lân và gia đình ông Vương Ngọc Thuỷ ở thị trấn Cô Tô).

nuôi bào ngư 9 lỗ, nuôi bào ngư, nuôi bào ngư Quảng Ninh, nuôi bào ngư ở Cô Tô

Thả giống bào ngư theo mô hình nuôi bằng lồng treo bè trên biển.

Đối với mô hình nuôi thả đáy trên bãi đá vùng dưới triều, mật độ nuôi 5 con/m2, nuôi 15.000 con cho 2 địa điểm nuôi. Con giống bào ngư được sản xuất tại Trung tâm Giống bào ngư Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng (một cơ sở sản xuất giống bào ngư của Viện Nghiên cứu hải sản). Con giống có chất lượng tốt, khoẻ mạnh, không có dị hình, hoạt lực mạnh, lực bám mạnh, không mang mầm bệnh, được kiểm dịch trước khi đưa ra nuôi thương phẩm. Chiều dài vỏ bào ngư giống khoảng 8 - 10mm (sau 5 - 6 tháng tuổi), thời gian nuôi là 24 tháng. Còn đối với mô hình nuôi bằng lồng treo bè trên biển, quy mô nuôi 15.000 con. Mật độ nuôi khoảng 150 con/lồng. Khi bào ngư đạt kích thước từ 25mm trở đi, san thưa mật độ nuôi khoảng 100 con/lồng. Bào ngư giống có cùng nguồn gốc với giống của mô hình nuôi thả đáy trên bãi đá vùng dưới triều; nuôi trong 24 tháng.

Qua quá trình thử nghiệm nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ tại Cô Tô bằng nguồn giống nhân tạo, kết quả rất khả quan. Theo ông Nguyễn Duy Anh, Thạc sỹ Nuôi trồng thuỷ sản của Viện Nghiên cứu hải sản thì kết quả đã nuôi được 198,5kg bào ngư, bằng 56,71% so với yêu cầu. Bên cạnh đó, Viện đã hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm bào ngư thả đáy trên bãi đá dưới vùng triều và quy trình nuôi thương phẩm bào ngư trong lồng treo bè trên biển tại Cô Tô; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương về kỹ thuật nuôi thương phẩm bào ngư, gồm các hộ dân nuôi trồng thủy sản, trại sản xuất giống thủy sản với số lượng 47 người. Toàn bộ các mô hình nuôi thương phẩm bào ngư tại huyện đảo Cô Tô đã được Sở KH&CN, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản tỉnh và UBND huyện Cô Tô kiểm tra đánh giá. Sản phẩm của các mô hình nuôi đã được bàn giao lại cho UBND huyện Cô Tô quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia mô hình nuôi để làm giống bố mẹ cung cấp cho tự nhiên và cho sinh sản nhân tạo góp phần phục hồi, phát triển nguồn lợi bào ngư ngoài tự nhiên, phát triển nghề nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ tại huyện đảo này.

Mô hình đã được Hội đồng Nghiệm thu đánh giá là đạt so với yêu cầu. Bà Thân Trọng Ngọc Lan, Phó Trưởng Phòng Quản lý khoa học (Sở KH&CN), Thư ký khoa học Hội đồng Nghiệm thu, cho biết: “Nhiệm vụ này đã nghiên cứu được các phương pháp nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ, đánh giá ưu, nhược điểm của từng mô hình. Kết quả nhiệm vụ cho thấy, bào ngư từ nguồn giống nhân tạo có khả năng sinh trưởng tốt tại Cô Tô. Tỷ lệ sống đạt từ 30-40%, phù hợp để nhân rộng kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân huyện Cô Tô, được chính quyền và người dân quan tâm. Kết quả của nhiệm vụ là cơ sở khoa học để tạo thêm nghề nuôi mới cho người dân cùng với các đối tượng nuôi truyền thống”.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 31/01/2018
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 07:19 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:19 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 07:19 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 07:19 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 07:19 15/01/2025
Some text some message..