Nuôi thủy sản bền vững gắn với bảo vệ rừng ngập mặn

Báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển muôi trồng thủy sản bền vững, gắn với bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn” của Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Trung đặt ra nhiều vấn đề thời sự ở vùng rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.

Rừng ngập mặn
Nuôi thủy sản dưới tán rừng là hình thức nuôi gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn

Tiềm năng rừng ngập mặn 

Rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau rộng trên 60.000ha (gồm rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất), tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân. Đây là thảm thực vật có 101 loài cây, trong đó, 32 loài cây chính thức thuộc 27 họ mà đước chiếm đa số và có giá trị kinh tế cao. Cũng là môi trường sống, sinh sản tự nhiên của nhiều loài thủy sản, đặc biệt là các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể. 

Hệ sinh vật rừng ngập mặn tồn tại tuần hoàn: Lá, cành, hoa, quả của cây rụng xuống được các vi sinh vật phân hủy thành mùn bã hữu cơ, làm nguồn thức ăn cho các loài thủy sản. Cây rừng tạo bóng râm, gốc và rễ cây là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sinh vật. Các loài ngập mặn lọc chất độc hại trong nước, từ đó nâng cao chất lượng nước và thúc đẩy sản xuất nguồn giống thủy sản tự nhiên. Rừng ngập mặn giúp bảo vệ các loài sinh vật chống lại ảnh hưởng của thủy triều, mưa bão và cung cấp môi trường sống phù hợp cho ấu trùng của các loài tôm, cua, cá; Bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nuôi thủy sản dưới tán rừng là hình thức nuôi gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn. Nhiều loài được nuôi như tôm, cá, cua, sò huyết, ốc len,… Hiện nay, mô hình này còn được xem như biện pháp hấp thu carbon, giảm phát thải nhà kính, phù hợp với xu thế phát triển xanh. Đặc điểm nổi bật là nuôi sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, hạn chế chất thải, chi phí đầu tư thấp, đem lại thu nhập khá. 

Cà Mau xác định nuôi thủy sản dưới tán rừng là mô hình bền vững để phát triển kinh tế, bảo vệ và phát triển rừng nên đã phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai nhiều dự án. Kết quả góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nhận khoán trên lâm phần. Đồng thời, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản xây dựng vùng nuôi liên kết, gắn với các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu; xây thương hiệu, quảng bá sản phẩm.

Rừng ngập mặnCà Mau đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi thủy sản dưới tán rừng đạt 26.000 ha, năng suất 350 - 400 kg/ha/năm

Thực trạng và hạn chế 

Hiện nay, nuôi thủy sản dưới tán rừng tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân với tổng diện tích 25.922 ha. Trong đó, Ngọc Hiển 8.105 ha, Năm Căn 8.101 ha, Đầm Dơi 5.166 ha, Phú Tân 4.550 ha.

Hình thức nuôi quảng canh, chủ yếu là tôm kết hợp với cua, cá, sò huyết, ốc len, vọp... Các hộ nhận khoán phải đảm bảo ít nhất 70% diện tích có rừng, 30% diện tích được phép nuôi thủy sản. Rừng trồng từ 20 năm trở lên mới được phép khai thác. Điều này góp phần duy trì ổn định diện tích rừng gắn với phát triển kinh tế.

Sản phẩm tôm - rừng chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế được doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mua giá cao hơn 5 - 10% so với sản phẩm truyền thống. Doanh nghiệp tham gia liên kết còn hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng 250.000 - 500.000 ha/năm và hỗ trợ con giống có chất lượng cao.

Có nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Camimex Group Cà Mau, Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Năm Căn đã liên kết với các Ban Quản lý rừng và các hộ nuôi tôm đạt các chứng nhận quốc tế. Có 9 loại chứng nhận quốc tế đã đạt được: ASC, B.A.P, EU Organic, Canada Organic, Bio Suisse, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp, Naturland, Seafood Watch. Trong đó, nhiều loại chứng nhận khác nhau trên cùng diện tích, nên tổng diện tích của các loại chứng nhận là hơn 55.500 ha.

Tuy nhiên, năng suất thủy sản dưới tán rừng còn thấp do ô nhiễm, đất đai giảm chất lượng nhưng người dân chưa thực hiện các giải pháp xử lý hiệu quả. Nhiều hộ dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi theo tập quán cũ, sử dụng con giống chưa đảm bảo chất lượng, thả giống cỡ nhỏ, không qua giai đoạn ương, vèo. Việc quản lý chăm sóc chưa được quan tâm, nhất là còn rất ít hộ nuôi sử dụng các loại phân bón, chế phẩm sinh học để cải tạo đất, cải thiện môi trường, gây nguồn thức ăn tự nhiên.

Cụ thể năng suất hiện nay tính trên ha/năm, tôm chỉ đạt 100 - 120 kg, cua 50 - 80 kg, sò huyết 100 - 150 kg, cá các loại 50 kg. Tính ra mới cho thu nhập 30 - 40 triệu đồng/ha/năm.

Thách thức, định hướng, giải pháp phát triển

Những thách thức lớn nhất: Hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng, nhất là hệ thống đê bao chống tràn lúc triều cường để hạn chế thiệt hại. Nhiều người dân chưa quan tâm đến ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình nuôi để nâng cao năng suất và hiệu quả. Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường (có nguyên nhân nước thải công nghiệp, nuôi tôm thâm canh), dịch bệnh còn xảy ra thường xuyên.

Nước thảiThách thức từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường có nguyên nhân nước thải công nghiệp, nuôi tôm thâm canh

Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2025: Diện tích nuôi thủy sản dưới tán rừng 26.000 ha; có 30.000 ha tôm - rừng, tôm - lúa được chứng nhận các tiêu chuẩn hữu cơ, sinh thái và tiêu chuẩn quốc tế khác; năng suất 350 - 400 kg/ha/năm. Đến năm 2030: Diện tích nuôi thủy sản dưới tán rừng 28.000 ha; có 50.000 ha tôm - rừng, tôm - lúa được chứng nhận các tiêu chuẩn hữu cơ, sinh thái và tiêu chuẩn quốc tế; năng suất 400 - 450 kg/ha/năm.

Giải pháp phát triển bền vững là: Nuôi tôm dưới tán rừng chiếm 30-40% mặt nước và phải đảm bảo ít nhất 50-60% có rừng. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nuôi, nhất là hệ thống đê chống tràn nước biển dâng. Hình thành các vùng nuôi tập trung quy mô lớn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Vận động người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Đồng thời, tăng cường công tác quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh trong nuôi thủy sản tại vùng rừng ngập mặn. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, nhất là cải tiến quy trình nuôi, chọn giống và các loại phân vi sinh, chế phẩm sinh học có chất lượng tốt để sử dụng.

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Nghiên cứu phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hoá đối tượng và phương thức nuôi; hoàn thiện kỹ thuật các hình thức nuôi kết hợp, xen canh, luân canh đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững.

Đăng ngày 23/08/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn
Bình luận
avatar

Xuất khẩu thủy sản phục hồi và tăng tốc

Đầu tháng 9, giá cá tra và tôm tiếp tục đà tăng so với tuần trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 8 tăng 20%, cả 8 tháng đã tăng khá ấn tượng và kỳ vọng tăng tốc những tháng cuối năm.

Chế biến tôm
• 09:00 14/09/2024

Ninh Thuận và Cà Mau kết nối cung cầu tôm giống

Mới đây, tại tỉnh Cà Mau, Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận và Cà Mau phối hợp tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu tôm giống nhằm đưa nhiều tôm giống có chất lượng của Ninh Thuận về với người nuôi Cà Mau.

Tôm giống
• 10:38 27/08/2024

Vấn đề môi trường nước nuôi tôm

Nhằm cung cấp đầy đủ các vấn đề kỹ thuật nuôi tôm nước lợ, sau hai bài về quy trình và thức ăn, Tép Bạc sẽ giới thiệu về môi trường nước. Đây là chia sẻ của chuyên gia đổi mới sáng tạo kỹ thuật nuôi tôm ở Trường Đại học Cần Thơ qua hợp tác nhiều cơ quan, doanh nghiệp, người nuôi tôm với tài trợ của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) từ Úc.

Môi trường nước nuôi
• 10:46 26/08/2024

Nuôi thủy sản bền vững gắn với bảo vệ rừng ngập mặn

Báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển muôi trồng thủy sản bền vững, gắn với bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn” của Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Trung đặt ra nhiều vấn đề thời sự ở vùng rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.

Rừng ngập mặn
• 10:16 23/08/2024

Cuộc thi ảnh video 2024: “Tép ơi! Chụp nào”

“Tép ơi! Chụp nào” là cuộc thi ảnh và video về những khoảnh khắc ấn tượng trong ngành thủy sản do Tép Bạc tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, nghề nghiệp và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của ngành thủy sản.

Mini game
• 00:58 17/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 00:58 17/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 00:58 17/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 00:58 17/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:58 17/09/2024
Some text some message..