Nuôi thủy sản kết hợp tôm cua cá thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình nuôi kết hợp tôm, cua, cá đối rất thích hợp với các ao đất vùng triều trong điều kiện môi trường nước mất cân bằng sinh thái, phương tiện thiếu thốn, giúp giảm rủi ro cho bà con nuôi trồng thủy sản ở ao đất vùng triều.

Cán bộ coi
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi thủy sản kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: kinhtenongthon.vn

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã triển khai thực hiện phương án “Xây dựng vùng nuôi thủy sản kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu” tại xã Bình Dương, quy mô 02ha, 05 hộ tham gia, thời gian thực hiện 3 tháng; ngân sách huyện hỗ trợ giống, thức ăn và kinh phí phí triển khai, với tổng kinh phí 180 triệu đồng. Số lượng giống thả trên 02ha, gồm: cua 10.000 con, tôm thẻ chân trắng 80 vạn con, cá đối 6.000 con.

Người dân tất bật triển khai mô hình nuôi kết hợpTrung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bình Sơn (Quảng Ngãi) hỗ trợ người dân thực hiện mô hình nuôi kết hợp. Ảnh: kinhtenongthon.vn

Mục tiêu của phương án là phổ biến phương thức nuôi kết hợp tôm- cua- cá nhằm thích ứng với điều kiện môi trường không còn thuận lợi như trước đây đối với các vùng triều nuôi tôm độc canh ao đất, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi trồng thủy sản.

Các hộ được chọn làm mô hình có nhu cầu trong việc thử nghiệm nuôi ghép nhiều đối tượng thủy sản trong cùng một ao nuôi, khả năng đối ứng tốt, có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, có ao nuôi ở vị trí thuận lợi cho việc cấp thoát nước. 

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên việc thả giống cá đối chậm hơn so với kế hoạch của phương án đề ra. Thời tiết nắng nóng kéo dài nên đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình tăng trưởng của các đối tượng nuôi.

Xã Bình Dương là một trong những địa phương trong huyện có nghề nuôi tôm phát triển khá lâu, trước đây là nuôi tôm sú, sau này hầu hết chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng với hình thức nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh mật độ cao.

Quá trình nuôi tôm lâu năm tạo ra một lượng chất thải khá lớn, đi kèm với đó là lượng hóa chất, kháng sinh và vật tư thủy sản khác đã sử dụng trong quá trình nuôi tôm làm cho môi trường ao nuôi ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái dẫn đến việc nuôi tôm độc canh thường xuyên xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là ở các ao đất vùng triều khi điều kiện ao nuôi, trang thiết bị phục vụ nuôi tôm không đảm bảo. 

Để quá trình nuôi trồng thủy sản thích ứng với điều kiện môi trường có sự biến đổi như hiện nay cần thiết sử dụng biện pháp nuôi chung các đối tượng tôm- cua- cá đối trong một ao.

Người dân thực hiện nuôi kết hợpMô hình nuôi kết hợp giúp người dân dễ dàng thích nghi với biến đổi môi trường như hiện nay. Ảnh: Chúc Ly

Khi nuôi chung cá đối với cua và tôm thẻ chân trắng trong cùng một ao sẽ có các lợi ích như sau: Vì cá đối có tính ăn mùn bã hữu cơ nên góp phần làm giảm ô nhiễm đáy ao, chúng sẽ chuyển hóa các chất gây hại ở đáy ao thành những chất ít gây hại hơn đối với vật nuôi. Ngoài ra, tảo trong ao cũng là thức ăn cho cá đối, do vậy sẽ giảm được nguy cơ tảo bùng phát làm biến động các yếu tố môi trường, đặc biệt là vào mùa nắng nóng khi quá trình quang hợp của tảo diễn ra mạnh mẽ.

Các đối tượng nuôi kết hợp trong mô hình đều là những đối tượng có giá trị kinh tế cao và có tính tương hỗ lẫn nhau, góp phần cân bằng môi trường sinh thái, giúp cho môi trường ao nuôi ổn định hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi. 

Theo cán bộ kỹ thuật của Trung tâm, mật độ thả nuôi ghép gồm: Tôm thẻ chân trắng 40 con/m2, cua biển 01 con/m2, cá đối 01 con/3m2. Nguyên tắc thả giống đối với mô hình nuôi kết hợp tôm – cua – cá đối là thả cua và cá đối mục trước khi thả tôm giống 01 tháng, vì cua và cá đối có thời gian sinh trưởng dài ngày hơn tôm thẻ chân trắng. Và điều quan trọng hơn là sau một tháng thả nuôi, cua và cá đối có sự hoạt động tốt trong ao, làm cho đáy ao thông thoáng, các loại tảo có lợi trong ao phát triển tốt, nhờ vậy, các chỉ tiêu môi trường nước ao ổn định, sinh vật phù du phát triển thuận lợi cho việc thả tôm.

Các hộ dân có nhiều ao nuôi thì dành riêng một ao nhỏ để ương tôm, sau khoảng 20 ngày đến một tháng thì chuyển tôm vào nuôi chung với cua và cá đối. Đối với các hộ dân chỉ có 01 ao nuôi thì có thể dùng phương thức khuynh lưới khoảng 1/4 diện tích ao để ương tôm, sau thời gian 20 ngày đến 01 tháng thì tháo lưới để nuôi chung với cua và cá.

Nuôi kết hợp tôm- cua- cá giúp người dân an tâmCó nhiều lợi ích khi nuôi theo mô hình kết hợp. Ảnh: Chúc Ly

Sử dụng thức ăn cho các đối tượng nuôi gồm cám chuyên dùng cho tôm và cá tạp. Tùy theo giai đoạn phát triển của vật nuôi để chọn cỡ thức ăn, hàm lượng đạm cho phù hợp. Cua có tính ăn tương đối giống tôm, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, để nuôi cua nhanh lớn và chắc thịt cần phải cho cua ăn mồi tanh (cá tạp, vẹm sông...). Cá đối vẫn sử dụng một phần thức ăn cám tôm, ngoài ra cá đối ăn rong tảo và mùn bã hữu cơ trong ao.

Sau 03 tháng triển khai mô hình, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bình Sơn tổ chức tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện.

Tôm thẻ chân trắng đạt cỡ trung bình từ 60 - 80 con/kg, cua 200 – 250g/con, cá khoảng 200g/con thì tiến hành thu hoạch.  

Thu hoạch tôm- cua- cáMô hình kết hợp vừa tiện lợi vừa giúp người dân thu hoạch được sản phẩm đạt chuẩn. Ảnh: kinhtenongthon.vn

Theo báo cáo kết quả mô hình, tổng thu (cả 3 đối tượng: tôm, cua và cá đối) trung bình đạt trên 687 triệu đồng/ha, trừ chi phí (450 triệu đồng/ha), lãi trên 237 triệu đồng/ha.

Mô hình nuôi kết hợp tôm, cua, cá đối rất thích hợp với các ao đất vùng triều trong điều kiện môi trường nước mất cân bằng sinh thái, phương tiện thiếu thốn. Với phương thức nuôi kết hợp như mô hình này thì khả năng rủi ro cho bà con nuôi trồng thủy sản ở ao đất vùng triều là thấp nhất.

Tại hội nghị tổng kết, các hộ thực hiện phương án đã chia sẻ kinh nghiệm đối với các hộ dân xung quanh có nhu cầu để phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp.

Tạp chí Kinh tế nông thôn
Đăng ngày 27/12/2022
Hải Yến
Nuôi trồng

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:06 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:06 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:06 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:06 08/11/2024
Some text some message..