Nuôi thủy sản lồng bè: Chủ động phòng chống dịch bệnh và thiên tai

Nuôi thủy sản lồng bè trên biển vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động bởi các yếu tố bất thường, khó kiểm soát về môi trường, thiên tai, dịch bệnh nên dễ gây ra thiệt hại lớn.

Nuôi thủy sản lồng bè: Chủ động phòng chống dịch bệnh và thiên tai
Cá lồng bè bị chết tại Vĩnh Tân - Tuy Phong.

Nhiều rủi ro

Phú Quý là một trong những điển hình phát triển nuôi cá lồng bè trên biển. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay đã xảy ra 3 đợt thiệt hại lớn, trong đó 2 đợt cá chết hàng loạt do thời tiết nắng nóng. Hiện tượng “tảo nở hoa” phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước, 1 đợt bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Riêng tại khu vực nuôi cá lồng bè xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, các năm 2015, 2016 đã xảy ra 4 đợt cá chết hàng loạt, năm 2018 xảy ra 2 đợt cá chết, chưa xác định được nguyên nhân.

Mặc dù vậy, nhiều năm qua, một số hộ dân đã tận dụng một vài khu vực ven biển, đảo có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi thủy sản lồng bè gồm nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá bớp, cá chim, cá hồng, tôm hùm… Nhưng theo ngành nông nghiệp tỉnh, hầu hết các khu vực biển nuôi lồng bè hiện nay đều thuộc vùng biển hở, bãi ngang nên khi có sóng to, gió lớn, áp thấp nhiệt đới, bão thường gây thiệt hại cho người nuôi. Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đã và đang đầu tư nhiều công trình hạ tầng và ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp hình thành, nguồn xả thải khá lớn, không an toàn cho các vùng nuôi lồng bè gần bờ.

Chủ động phòng tránh

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương phối hợp các ngành chức năng, các địa phương vùng biển khảo sát, đánh giá điều kiện nuôi của các khu vực nuôi cá lồng bè trên biển. Đặc biệt chú ý vùng nuôi ven biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong và những khu vực nuôi có nguy cơ rủi ro cao để cảnh báo. Khuyến cáo di dời lồng bè đến các vị trí mới phù hợp, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn trong quá trình nuôi.

Mặt khác, thành lập tổ phản ứng nhanh tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản để phối hợp các địa phương, đơn vị chuyên ngành triển khai giám sát tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời các tình huống bất thường, nhất là các vùng nuôi cá lồng bè trên biển. Các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi. Khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật quản lý, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, xử lý các yếu tố bất thường trong quá trình nuôi thủy sản lồng bè; phổ biến, hướng dẫn ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản lồng bè trên biển.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các địa phương ven biển tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, nhất là hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp vùng ven biển theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.


Báo Bình Thuận
Đăng ngày 03/01/2019
Trung Lương
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:20 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:20 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:20 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:20 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:20 20/04/2024