Nuôi thủy sản nước ngọt Bình Thuận tăng mạnh

Nuôi trồng thủy sản thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh chuyển dần theo hướng công nghiệp. Có thể thấy, đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, phong phú. Bình Thuận không chỉ có nghề nuôi tôm thịt và sản xuất tôm giống đã hình thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mà hiện nay nuôi thủy sản nước lợ tiếp tục phát triển.

Nuôi thủy sản nước ngọt Bình Thuận tăng mạnh
Ảnh: BBT

Ngành thủy sản nước lợ tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa loài nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối tượng chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, phương thức nuôi chủ yếu là thâm canh công nghiệp. Theo thống kê, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 900 ha, phòng trừ dịch bệnh được quan tâm thực hiện nên nhìn chung ổn định, năng suất tôm nuôi bình quân đạt từ 9 - 10 tấn/ha. Trong khi đó, nuôi thủy sản nước ngọt chú trọng phát triển đa dạng các giống nuôi có giá trị kinh tế như cá chình, cá bống tượng, thác lác, rô phi... với diện tích khoảng trên 1.800 ha. Sản lượng năm 2017 đạt 5.400 tấn, tăng 37,9% so năm 2015; ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 1 doanh nghiệp nuôi cá tầm ở hồ Đa Mi với diện tích 20.000 m2, hiện đang nuôi 254 lồng, cá phát triển tốt; sản lượng nuôi bình quân khoảng 100 tấn cá và 200 kg trứng/ năm. Từ đầu năm 2018 đến nay, thủy sản nước ngọt nuôi trên ao đất là 500 ha/1.885 ha, sản lượng thu hoạch đạt 2.720 tấn.

Sản xuất tôm giống (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) là lợi thế nổi trội của tỉnh do các yếu tố thuận lợi về tự nhiên (khí hậu, chất lượng nguồn nước). Nghề sản xuất tôm giống đang phát triển theo hướng tập trung đầu tư quy mô lớn, số lượng cơ sở sản xuất nhỏ giảm nhanh. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 135 doanh nghiệp/cơ sở, gồm 730 trại sản xuất tôm giống (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) với tổng công suất bể ương 71.288 m3, tất cả sản xuất theo quy trình công nghiệp. Sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ năm 2017 đạt 24,2 tỷ post, tăng 13,1% so năm 2015.

Cùng với đó, tại Phú Quý nghề nuôi cá lồng bè có 1.081 lồng (70 bè). Trong đó, 529 lồng đang nuôi, chủ yếu là cá mú, tôm hùm. Riêng tại Vĩnh Tân (Tuy Phong) có ít nhất 235 của 15 hộ đang nuôi cá mú, cá quỵt, cá bớp, tôm hùm xanh… Tuy nhiên, tại Tuy Phong thời gian qua, do có nhiều đợt cá chết nên sản lượng thu hoạch chỉ đạt 37,98 tấn cá và 1,3 tấn tôm.

Ngành thủy sản đang có những mục tiêu cụ thể hơn để đưa ngành thủy sản phát triển theo hướng hiện đại, đạt hiệu quả cao. Phấn đấu đưa Bình Thuận trở thành một trong những trung tâm lớn về khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất giống hải sản của khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.                 

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 09/08/2018
Quang Nhân
Nông thôn
Bình luận
avatar

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc ngày càng được các hộ dân nuôi trồng thủy sản áp dụng rộng rãi.

Ao nuôi tôm
• 10:10 29/08/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:03 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:03 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:03 12/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:03 12/09/2024

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:03 12/09/2024
Some text some message..