Khu vực ĐBSCL cũng đang bước vào mùa mưa, theo dự báo thời tiết nông vụ thời tiết sẽ sáng nắng, chiều tối sẽ có mưa giông.
Mưa nắng thay đổi làm tôm không kịp thích nghi dẫn đến giảm sút sức đề kháng và tạo điều kiện cho bệnh dễ lây lan.
Quy trình nuôi an toàn vào mùa mưa:
1. Đảm bảo ao nuôi an toàn sinh học với những yếu tố như:
- Ao được lót bạt: Nuôi tôm trên bạt thì nguồn nước sạch do giảm sự tích tụ chất hữu cơ trong ao, mầm bệnh và các chất độc hại tích tụ trong lòng đất không gây bệnh cho tôm.
- Ao phải thiết kế có hố xi phong đáy ao để xiphong nền đáy trong vụ nuôi.
- Có lưới vây quanh để tránh cua còng, chim,cò vào ao.
- Có lưới che nắng để chống nóng cho tôm và hạn chế tác động nhiệt độ đến tôm.
- Có ao lắng để lắng lọc tạp chất và xử lý trước khi đưa vào ao nuôi vừa có lượng nước sạch cần thiết khi muốn cấp vào ao.
- Diệt tạp triệt để.
2. Nguồn giống đảm bảo:
Xét nghiệm PCR trước khi thả nuôi, loại bỏ tôm yếu bằng việc gây sốc cho tôm có thể tắm tôm trong Formal 100ppm trong 30 phút.
3. Trong quá trình nuôi:
- Định kỳ diệt khuẩn: BKC, Iodine…
- Định kỳ bổ sung men vi sinh xử lý nước và tăng theo lượng thức ăn cho ăn của tôm nuôi.
*Lưu ý trong bổ sung vitamin C và Betaglucan: Chỉ nên bổ sung đinh kỳ chứ không nên bổ sung thường xuyên.
- Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi, đặc biệt là 2 chỉ số pH và ôxy tại thời điểm ban đêm và sáng sớm.
- pH thích hợp cho thời điểm nắng nóng này là khoảng 8,0- 8,3. pH cao sử dụng gỉ đường từ 3-4 kg/1.000 m3, tạt lên mặt ao vào lúc 8-10 giờ sáng, trường hợp pH thấp bà con sử dụng vôi với liều lượng 4-5 kg/1.000 m3, tạt xuống vào lúc 5-6 giờ chiều.
- Theo dõi hoạt động của con tôm, lượng thức ăn tiêu thụ để điều chỉnh cho phù hợp, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
- Hạn chế người lạ vào ao. Rửa tay trước và sau khi xem tôm để tránh lây lan mầm bệnh. Có thể xử lý bằng thuốc tím, nước tiệt trùng…
4. Biện pháp tổng hợp phòng bệnh vào mùa mưa:
Mưa thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối, do đó người nuôi cần chuẩn bị sẵn hóa chất xử lý cho ao nuôi khi trời mưa như: Vôi, dolomite, oxy viên, vitamin C, khoáng tạt
Cần chuẩn bị oxy viên để đánh xuống ao khi mưa, nhằm đảm bảo lượng oxy trong ao, liều lượng 2-3kg/1000m3 nước.
Bón vôi trên bờ, đánh thêm Dolomite hoặc CaCO3 liều 1bao 20kg/1000m2 nếu pH giảm. Có thể dùng vôi nóng hòa tan vào nước và tạt xuống ao.
Tạt vitamin C, khoáng xuống ao để chống sốc cho tôm.
*Lưu ý những biện pháp này phải thực hiện càng sớm càng tốt trước hoặc ngay khi trời mưa.
Khi nhiệt độ giảm 1oC đột ngột, tôm giảm ăn từ 5-10%, Khi nhiệt độ giảm đột ngột 3oC, tôm giảm ăn tới 30-50%.