Nuôi tôm biển VietGAP an toàn, lãi cao

Ông Võ Văn Kiệp ở ấp An Khương, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú vừa thu hoạch 2 ao tôm tổng cộng 4.000m2, tôm 90 ngày tuổi, kích cỡ thu hoạch đạt 48 con/kg, sản lượng hơn 5 tấn tôm thịt. Với giá bán 120 ngàn đồng/kg, ông thu lãi hơn 300 triệu đồng (đã trừ tất cả chi phí và khấu hao).

phan loai tom
Thu hoạch và phân loại tôm VietGAP tại Thạnh Phú. Ảnh: M. Phương

Ông Kiệp là 1 trong 3 hộ nuôi tôm biển theo mô hình đạt chuẩn VietGAP do Chi cục Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Dự án AMD Bến Tre tài trợ. 3 hộ tham gia mô hình với 6 ao nuôi, tổng diện tích 1,2ha. “Tôm của tôi bán cao giá hơn thị trường khoảng 7.000 đồng/kg nhưng điều đó chưa thể xem là quan trọng nhất. Cái mà tôi hài lòng hơn cả là chi phí nuôi giảm khoảng 20%, trong khi việc chăm sóc tôm là khá an toàn cho sức khỏe của mình vì không dùng thuốc kháng sinh. Mặt khác, môi trường ao nuôi khiến tôi rất an tâm. Hơn nữa, việc chăn nuôi của mình không gây nguy hại cho môi trường lân cận” - ông Kiệp phấn khởi cho hay.

Hiện nay, các ao tôm còn lại của mô hình thí điểm này vẫn ổn định và chủ ao đang chờ giá cao hơn để thu hoạch.

Bà Trần Thị Kim Cương - Phó trưởng phòng Quản lý nuôi (Chi cục Thủy sản) cho biết, lúc thả giống, thời tiết diễn biến khá phức tạp, hơn nữa đây là vụ đầu tiên nên các kỹ sư khuyến cáo người dân nên thả nuôi với mật độ 65 con/m3 nước (thay vì mật độ 85 - 100 con như những hộ dân ở địa phương) nhằm giúp tôm có môi trường thuận lợi hơn để phát triển. Nuôi theo mô hình VietGAP, chi phí sản xuất thấp hơn khoảng 30% so với cách nuôi thông thường của người dân địa phương nên đây có thể đánh giá là một lợi thế. Hơn nữa, môi trường nuôi rất khó cho các dịch bệnh tấn công.

“Tuy bà con nông dân sẽ không được dự án hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, 50% chi phí máy móc thiết bị, cũng như các kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật nữa nhưng chúng tôi kỳ vọng qua thành công mô hình này người dân địa phương sẽ tự nhân rộng. Và đương nhiên, phía Chi cục sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền cho nông dân về ý thức, năng lực quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, thân thiện với môi trường mà cụ thể là áp dụng theo chuẩn VietGAP để có những sản phẩm mà chi phí sản xuất thấp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường” - bà Cương khẳng định.

Tôm biển là một trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh  hiện nay. Hiện có hơn 45 ngàn héc-ta diện tích được quy hoạch trong lĩnh vực này, trong đó khoảng 7.500ha nuôi tôm biển thâm canh. Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của thị trường nhập khẩu tôm và tiêu dùng trong nước, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu, ngành nông nghiệp Bến Tre xác định phát triển nghề nuôi tôm biển thâm canh phải theo hướng nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn sạch.  

Tôm biển là 1 trong 8 sản phẩm nông sản chủ lực mà Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

Báo Đồng Khởi, 30/09/2016
Đăng ngày 30/09/2016
Phương Bình
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 00:53 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 00:53 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 00:53 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:53 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 00:53 27/12/2024
Some text some message..