Nuôi tôm, cua dưới tán rừng

Mô hình SX tôm, cua kết hợp dưới tán rừng phát triển mạnh ở Bạc Liêu giúp không ít hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, với nguồn thu lợi nhuận trên dưới khoảng 100 triệu đồng/năm.

nuoi tom cua
Nuôi tôm, cua dưới tán rừng giúp nhiều hộ thoát nghèo

Đối với mô hình tôm  - cua  - cá - rừng, bà con nông dân nhận đất rừng khoán lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp để góp phần tăng hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình tôm - cua - rừng ở Bạc Liêu có tổng diện tích hơn 8.000 ha đa số nằm ngoài đê bao biển Đông - khu vực rừng phòng hộ.

Diện tích thực hiện mô hình tập trung ở các huyện Đông Hải (2.202 ha), TP Bạc Liêu (1.082 ha), Hòa Bình (4.800 ha). Theo nhiều nông dân, đối với mô hình thả tôm dưới tán rừng bà con thả với mật độ từ 1 - 2 con/m2 mặt nước, cua 500 - 700 con/ha. Áp dụng quy trình nuôi thả thưa, lấy nước ra vào theo thủy triều. Ở những nơi không lấy nước theo thủy triều được thì bà con dùng máy bơm.

Ngành chức năng cho biết, hiện tại hiệu quả từ mô hình này rất khả quan. Năng suất chung mà người dân thu hoạch từ các loài thủy sản khoảng 400 - 500 kg/ha/năm; số hộ có lãi từ mô hình này chiếm đến 95%, trung bình mỗi hộ lãi từ 30 - 40 triệu đồng.

Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Trường, ấp 12, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Anh Trường cho biết, năm 2003, gia đình anh nhận 3 ha rừng phòng hộ, anh Trường đã áp dụng mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng. Mỗi năm, anh thả nuôi tôm bốn đợt tôm và mỗi tháng thả 1 đợt cua giống.

Sau khi cải tạo và cho nước vào, anh Trường thả nuôi 150.000 con tôm sú giống/đợt và 2.000 con cua biển giống/tháng. Cứ hàng tháng anh Trường thả cua giống gối đầu. Sau 3 tháng nuôi, anh bắt đầu thu hoạch tôm, cua lớn để bán. Tôm nuôi thả lan dưới tán rừng thu hoạch kéo dài và liên tục.

Bên cạnh đó, hàng ngày, anh Trường đặt lú bắt tôm, cua bán bình quân 300.000 đồng/ngày, 1 tháng được 9 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm, trừ tất cả chi phí đầu tư, anh Trường còn lãi trên 100 triệu đồng.

Nhờ bảo vệ tốt rừng phòng hộ nên tôm, cua sống dưới tán rừng ít bị dịch bệnh; đồng thời rừng đước ngày một phát triển. Anh Trường nói: “Mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng đã giúp gia đình tôi và nhiều hộ dân vùng ven biển thoát nghèo, có cuộc sống ổn định”.

Ông Nguyễn Văn Đước, ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải là người thành công trong việc đưa mô hình sinh thái tôm - cua - rừng đạt hiệu quả và khẳng định tính bền vững từ mô hình.

Năm 2007 ông mạnh dạn bỏ vốn mướn sên vét bùn, cải tạo làm bờ bao khép kín, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước nhằm giữ mức nước ra vào ổn định, kết hợp tỉa cây, dọn dẹp vệ sinh bờ mương bao để cho ánh sáng chiếu xuống đáy ao diệt mầm bệnh.

Với hơn 5 ha diện tích mặt nước ông thả tôm với mật độ 1 - 2 con/m2, cua với mật độ 500 - 1.000 con/ha (chia thả 6 - 8 đợt/năm). Tính tổng các chi phí đầu tư mô hình khoảng 80 - 90 triệu đồng/năm, nhưng mỗi con nước trung bình ông thu trên 15 triệu đồng từ nguồn lợi tôm, cua, cá. Hằng năm, ông thu nhập lãi gần 300 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi gần 150 triệu đồng.

Bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại là rất cao. Song để mô hình phát triển bền vững ngành chức năng cần tạo điều kiện để các hộ dân hạn thế sử dụng điện giảm chi phí bơm tát. Có nhưng vậy, mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng mới mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững, đảm bảo đời sống người dân.

Báo Nông nghiệp VN
Đăng ngày 05/09/2013
VĂN EM - ĐỨC MINH
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 01:14 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 01:14 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:14 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 01:14 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 01:14 29/04/2024