Nuôi tôm hai giai đoạn - lấy trọn lòng dân

Nuôi được mật độ cao, kích cỡ tôm lớn, năng suất cao, bình quân 40 - 60 tấn/ha; nuôi được nhiều vụ trong năm do rút ngắn thời gian cải tạo, hạn chế dịch bệnh do nuôi quy trình khép kín, hạn chế tối đa việc xả thải ra môi trường, do có hệ thống thu gom chất thải đưa vào túi biogas làm khí đốt… Đó là những ưu điểm của mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm hai giai đoạn.

Nuôi tôm hai giai đoạn - lấy trọn lòng dân
Trung tâm Khuyến nông Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện và TP. Cà Mau triển khai lắp đặt hoàn chỉnh 54/54 bể ương trên địa bàn, đến nay hầu hết các bể ương đã vận hành.

Tín hiệu vui

Trung tâm Khuyến nông Cà Mau đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện và TP. Cà Mau triển khai lắp đặt hoàn chỉnh 54/54 bể ương trên địa bàn. Đến nay, hầu hết các bể ương đã vận hành: Có 40/54 bể ương thả lần một, 22/54 bể ương thả lần hai, 9/54 bể ương thả lần ba, 3/54 bể ương lần thứ tư, các bể ương hoạt động khá tốt, thời gian ương từ 13 - 25 ngày.

Tỷ lệ sống trung bình ở các bể ương đạt từ 80 - 90%, kích cỡ bình quân khi chuyển sang nuôi giai đoạn 2 khoảng 2 - 2,5cm, mật độ ương 1.000 - 4.800 con/m2, đã cung cấp được cho các thành viên trong tổ hợp tác, các hộ nuôi lân cận trong vùng với 327 hộ thả nuôi trên địa bàn các huyện, thành phố. Tôm giống thả ương, nuôi được chọn từ các công ty có uy tín và được chọn lọc kỹ trước khi thả: Tôm giống Việt Úc, Gành Hào, Đồng Khởi…


Chất lượng con giống sẽ được kiểm duyệt một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn so với trước đây.

Bà Nguyễn Thị Kiều (Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh), phấn khởi: Trước đây, gia đình thả giống trực tiếp xuống vuông tôm, hiệu quả thấp, do lượng tôm hao hụt nhiều; nhưng từ khi sử dụng giống tôm qua ương hai giai đoạn, hiệu quả mang lại rất rõ: Tỷ lệ hao hụt thấp, tôm nhanh lớn, đạt đầu con; tăng cả năng suất và chất lượng. Đặc biệt là với mô hình lúa - tôm thì hiệu quả mang lại cũng rất cao.

Về tổ chức sản xuất của các mô hình này, đã và đang hình thành 2 hình thức tổ chức sản xuất: Hình thức thứ nhất, hợp tác xã, tổ hợp tác (THT) cùng nhau ương tôm giống, khi thu hoạch tính giá thành và chia lại tôm giống. Hình thức tổ chức sản xuất này mang tính cộng đồng nhưng rất khó tổ chức, mặt khác khi ương tôm giống thì không thể có nhiều ý kiến, vì ương tôm phải theo quy trình, đồng thời cần phải đúc kết kinh nghiệm trong quá trình ương. Hình thức thứ hai là trong THT giao cho một thành viên thực hiện, cá nhân này quyết định tất cả mọi việc kể cả chất lượng và sự thành công hay thất bại, khi trong THT có nhu cầu thả tôm thì thành viên được giao thực hiện ương tôm cung cấp cho THT với giá ưu đãi hơn. Hình thức tổ chức sản xuất này mang tính thương mại nhưng tính hiệu quả và bền vững cao hơn.

Nhân rộng mô hình

Nhìn chung, qua kiểm tra, tìm hiểu tình hình triển khai nuôi tôm 2 giai đoạn được các ban, ngành, đoàn thể và người dân đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Bước đầu đã có nhiều người dân tìm tôm sú giống qua ương để thả nuôi. Qua kiểm tra một số hộ, nuôi 50 ngày kích cỡ đạt 40con/kg. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai, tập huấn, phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 28.145ha, với 23.471 hộ nuôi.

“Đây là mô hình kiểm soát được mật độ, hạn chế áp lực về tôm giống, chi phí thả giống thấp, kiểm soát được thức ăn tự nhiên, dễ áp dụng, hiệu quả và bền vững... có khả năng nhân rộng trên địa bàn Cà Mau”, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, ông Tiết Tiến Dũng chia sẻ.


Người dân ở các huyện thực hiện mô hình lúa - tôm rất tín nhiệm khi sử dụng con giống qua ương hai giai đoạn.

Nói về kiến nghị của ngành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Châu Công Bằng cho biết: UBND các huyện, TP. Cà Mau cần tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đã kiểm tra, hướng dẫn khắc phục nhưng vẫn tái phạm. Sớm rà soát cung cấp danh sách hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn quản lý;  xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình có hiệu quả, đồng thời chỉ đạo các UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Tiếp tục áp dụng thực hiện các quy định về sên, vét đất, bùn cải tạo đầm nuôi trồng thủy sản như hiện nay, tuy nhiên, cần quy định cụ thể diện tích, hệ thống ao chứa bùn, khu chứa bùn đối với loại hình nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử: Qua kiểm tra, khảo sát thực tế, lấy ý kiến người dân thì mô hình nuôi tôm hai giai đoạn của các loại hình nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, siêu thâm canh đã cho thấy hiệu quả, đặc biệt là đối với mô hình nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến hiện nay. Bởi vì, tỷ lệ tôm sống cao hơn không qua ương.

Tới đây, tỉnh sẽ tập huấn về kỹ thuật ương, nhân rộng mô hình trên diện tích nuôi của tỉnh, khuyến cáo những hộ dân đủ năng lực ương tôm để cung ứng cho thị trường. Ngành chức năng cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm mô hình.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 10/11/2018
Minh Triết
Nuôi trồng

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 10:28 06/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 10:00 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 14:02 05/12/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 05:18 07/12/2023

Liều lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo bao nhiêu là thích hợp cho ấu trùng tôm sú?

Tôm giống đóng vai trò then chốt cho sự thành công của một vụ nuôi. Và một trong những yếu tố quyết định chất lượng tôm giống chính là chất lượng và liều lượng thức ăn.

Tôm sú giống
• 05:18 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 05:18 07/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 05:18 07/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 05:18 07/12/2023