Nuôi tôm khép kín: "bí quyết" bất bại của những tỷ phú tôm

Dù nuôi tôm công nghiệp truyền thống cũng đem lại cho người nông dân thu nhập cao, nhưng những tỷ phú nông dân Móng Cái vẫn quyết tâm thay đổi sang nuôi tôm khép kín bởi những lợi ích từ mô hình này mang lại.

Nuôi tôm khép kín: "bí quyết" bất bại của những tỷ phú tôm
Thu hoạch tôm ở ao nuôi khép kín được láng đáy, trải bạt của ông Bùi Văn Trình.

Và người tiên phong đưa ứng dụng khoa học mới trong nuôi tôm công nghiệp chính là "ông trùm" Bùi ngọc Liêm, chủ đầm tôm ở khu 9, Hải Hòa, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá TP Móng Cái.

Sau những vụ tôm thất bát do dịch bệnh, từ năm 2016 ông Bùi Ngọc Liêm chuyển sang đầu tư nuôi tôm theo hình thức khép kín trong nhà bạt, được thiết kế một cách khoa học từ hệ thống bể cấp nước, ao nuôi, khu xử lý môi trường…

"Hiện nay, với gần 7ha nuôi tôm đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, tổng sản lượng nuôi tôm đạt hơn 40 tấn, doanh thu mỗi năm của gia đình tôi đạt khoảng 4 tỷ đồng", ông Liêm cho biết.

Ngoài “ông trùm” Bùi Ngọc Liêm, nhiều nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng khác ở Móng Cái cũng đang tiến hành đầu tư, cải tiến từ nuôi tôm công nghiệp thành mô hình nuôi tôm khép kín.


Ông Bùi Ngọc Liêm (áo xanh), chủ đầm tôm ở khu 9, Hải Hòa, TP Móng Cái.

Khởi nghiệp từ năm 2002, đến nay mô hình nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Nam, xã Vạn Nam, TP.Móng Cái) đã cho hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích hơn 7ha và giá bán tôm thẻ chân trắng dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, mỗi năm anh Vinh thu nhập khoảng 4-5 tỷ đồng. Thậm chí có những năm thuận lợi, vụ tôm thắng lớn, thu nhập của anh lên đến gần 8 tỷ đồng.

Hiện anh Vinh cũng đang đầu tư nuôi tôm khép kín khi sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao… Theo anh Vinh, tuy chỉ mới thí điểm nuôi tôm khép kín ở một ao, nhưng anh đã thu 500 triệu đồng nhờ ao tôm này.

“Vào mùa đông, nhiệt độ xuống 17 độ C thì tôm giảm sức ăn, ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Với việc áp dụng nuôi tôm có hệ thống mái che khép kín giúp cho nhiệt độ ít bị chênh lệch, nhờ đó hạn chế dịch bệnh, năng suất tôm mỗi vụ tăng lên, thu nhập cũng tăng lên theo đó,” anh Vinh chia sẻ.

Ngoài anh Nguyễn Văn Vinh, ông Bùi Văn Trình (thôn Đông, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái) cũng là một trong những người nuôi tôm thẻ chân trắng đang tiến hành nâng cấp toàn bộ diện tích nuôi tôm theo mô hình khép kín.


Ông Bùi Văn Trình, thôn Đông, xã Vạn Nam, TP Móng Cái.

Theo ông Trình, với diện tích 6,8ha, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 60 tấn tôm thương phẩm, thu nhập khoảng 4 tỷ đồng/năm.

“Khi mới bắt đầu nuôi tôm, tôi chỉ nuôi theo hình thức quảng canh, sau đó chuyển sang nuôi tôm bán thâm canh, tuy nhiên thu nhập chỉ khoảng vài trăm triệu đồng một năm. Kể cả chuyển sang nuôi tôm công nghiệp trong ao đất, tuy thu nhập tăng lên, nhưng rủi ro vẫn khá cao. Bởi vậy sau vụ tôm vừa rồi, tôi bắt đầu tiến hành cải tiến toàn bộ diện tích khu vực nuôi tôm thành mô hình nuôi tôm khép kín" - ông Bùi Văn Trình nói.


Hệ thống ao nuôi tôm đang được phủ bạt và xây những trụ bê tông chắc chắn.

Theo ông Trình, ao nuôi tôm khép kín được thiết kế có những trụ bê tông, láng đáy, hệ thống cáp mái che… Hệ thống mái che khép kín với 2 lần lưới trên và dưới, ở giữa là một lớp bạt hoặc ni-lon, hệ thống dây cáp chắc chắn vừa an toàn vào mùa bão lại vừa tránh được các loại động vật khác xâm hại, hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi.

“Hiện nay, mô hình nuôi tôm của tôi theo hướng VietGAP, thức ăn cho tôm là thức ăn sạch, vấn đề xử lý môi trường, vệ sinh ao nuôi cũng toàn toàn được sử dụng bằng các chế phẩm sinh học của Công ty CP. Sau khi xây dựng thành mô hình khép kín, tôi tin rằng sản lượng, chất lượng tôm thẻ chân trắng của Móng Cái sẽ càng tốt hơn” - ông Trình nói.

Theo ông Liêm, mô hình nuôi tôm khép kín mặc dù mức đầu tư cao từ 600-700 triệu đồng/ao nuôi có diện tích 2.000m2, song rủi ro được hạn chế. Thời gian cho mỗi vụ nuôi cũng giảm đáng kể, từ 90-100 ngày đối với vụ đông và từ 70-80 ngày đối với vụ hè.

Như vậy, mỗi năm người nuôi tôm có thể nuôi được 3 vụ và năng suất tôm nuôi cũng cao hơn, bình quân đạt trên 10 tấn/ha khi nuôi chính vụ, còn nuôi trái vụ sẽ đạt 6-7 tấn/ha.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 25/12/2018
Bùi My
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 13:36 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:37 18/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 11:10 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 11:07 17/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 02:05 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:05 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 02:05 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 02:05 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 02:05 19/06/2025
Some text some message..