Nuôi tôm không sử dụng hóa chất, kháng sinh

Ngày 28/8, tại Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL (xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Sóc Trăng và Cty TNHH Enzyma tổ chức hội thảo...

tôm thẻ chân trắng
Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tham quan mô hình nuôi tôm thẻ bằng chế phẩm sinh học ở Sóc Trăng

Ngày 28/8, tại Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL (xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Sóc Trăng và Cty TNHH Enzyma tổ chức hội thảo “Mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học không sử dụng hóa chất, kháng sinh đạt hiệu quả cao”.

Khởi đầu từ tháng 3 đến tháng 8/2016, Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL, Cty Enzyma triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm BioWish.

Trong đợt 1 thực hiện mô hình lô 1 với 6 ao nuôi, mỗi ao diện tích 1.000m2 thả tôm nuôi với mật độ 50 con/m2. Kết quả sau hơn 70 ngày cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 800 kg/ao, có ao đạt 900kg. Tổng chi phí thả nuôi hơn 136 triệu đồng gồm tôm giống, thức ăn, điện, vật tư thủy sản…

Trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm BioWish Aquafarm 5kg (1,5 triệu đồng/kg) xử lý môi trường nước và BioWish 3PS cho tôm ăn 8kg (giá 500 ngàn đ/kg). Tổng thu từ bán tôm thương phẩm đợt 1 của lô 1 thu hơn 275 triệu đồng, lợi nhuận đạt khoảng 140 triệu đồng.

Tương tự, hạch toán chi phí SX lô 1 đợt 2 thả tôm nuôi có tổng chi phí khoảng 132 triệu đồng, tổng thu từ bán tôm hơn 242 triệu đồng, thu lãi trên 110 triệu đồng. Hiện nay tại lô 2 với 2 ao nuôi đang bắt đầu thả giống nuôi tôm đợt 1.


Ông Văng Đắt Phuông, Giám đốc Trung tâm cho biết: Qua hai đợt nuôi thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng có sử dụng chế phẩm sinh học để cho ăn và xử lý môi trường nhằm đảm bảo chất lượng nước và môi trường nuôi thủy sản, giúp giảm chi phí thức ăn (hệ số thức ăn giảm dưới 1.1 (trong khi nuôi tôm thông thường ngoài mô hình có hệ số thức ăn từ 1.3 đến 1.5).

Trong quá trình nuôi cho thấy phân hủy chất hữu cơ trong nước và chất thải và đáy ao nuôi; bổ sung hệ vi sinh vật có lợi và tăng dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi, tăng cường sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, giúp tôm ăn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn; đồng thời giảm thiểu sự hình thành tảo, chất hữu cơ dư thừa và chất thải; giảm thiểu mùi hôi tanh của chất thải, nước ao nuôi; giảm tỷ lệ phát sinh bệnh tôm, giảm chi phí sử dụng hóa chất như thuốc, điện, dầu…

Cty Enzyma giới thiệu qui trình kỹ thuật trong nuôi tôm có sử dụng chế phẩm BioWish không sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất. Sản phẩm này đã được thử nghiệm. Riêng kết quả áp dụng tại mô hình ở Sóc Trăng chứng minh đạt hiệu quả kinh tế, giúp tôm khỏe ít bị dịch bệnh và hạ thấp giá thành SX.

Ông Phuông cho rằng, mô hình này không sử dụng bất kỳ hóa chất nào, con tôm vẫn phát triển tốt, cho sản phẩm tôm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên để tôm sinh trưởng, phát triển tốt hơn trong quá trình nuôi cần định kỳ bổ sung thêm các loại khoáng đa lượng, vi lượng như Ca, Mg, K để tăng độ cứng vỏ và màu sắc tôm sáng bóng hơn.

Mặt khác để giảm NO2 trong ao nuôi cần bổ sung thêm chủng vi khuẩn Nitrobacter để chuyển hóa NO2 sang NO3 rồi tơ tự do giải phóng ra ngoài môi trường. Do đó, dự kiến trong năm 2017 trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu, thử nghiệm xây dựng mô hình trình diễn để nhân rộng, tạo sản phẩm sạch, an toàn cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho rằng, hiệu quả mô hình đạt được góp phần củng cố thêm phương pháp kỹ thuật dùng chất vi sinh nuôi tôm, có thêm sản phẩm sinh học mới có thể ứng phó trong tình hình dịch bệnh, sản phẩm tôm sạch và thân thiện môi trường là điều người dân đang mong đợi....

Nông Nghiệp Việt Nam, 30/08/2016
Đăng ngày 31/08/2016
Hưng Phú
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 13:36 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:37 18/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 11:10 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 11:07 17/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 02:09 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:09 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 02:09 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 02:09 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 02:09 19/06/2025
Some text some message..